Monday, June 10, 2013

Chống tham nhũng - không chỉ bằng miệng?!

 (PetroTimes) - Tham nhũng là vấn nạn của cả thế giới. Nhưng ở nước ta, tham nhũng đã trở nên phức tạp và nghiêm trọng mà nỗ lực phòng, chống chưa hiệu quả. Hơn 10 năm qua, càng hô hào chống tham nhũng thì vấn nạn này càng phát triển tinh vi và trầm trọng hơn. 

 Bùi Đức  (NLM số 228) 

Nhìn vào con số mà Tổ chức minh bạch thế giới (TI) điều tra ở các nước và vùng lãnh thổ thì chúng ta thấy rằng: năm 2011 được xếp thứ 112/182 nhưng đến năm 2012 vừa qua lại leo thang lên thứ 123/176. Đang ở thời kỳ kinh tế suy giảm và tụt hậu mà tham nhũng lại tăng lên, đó là một dấu hiệu đáng lo sợ. Liệu năm nay và những năm tiếp theo, thứ bậc tham nhũng của nước ta có chiều thuyên giảm hay tiếp tục leo thang? Không ai dự đoán được bởi những giải pháp chống tham nhũng còn quá yếu kém. Báo cáo của Tổ chức TI cũng nêu rõ: “Tình hình tham nhũng ở Việt Nam nghiêm trọng hơn so với Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia”.

Từ lâu rồi, câu hỏi: “Ai tham nhũng?” đã được người dân trả lời. Nhưng câu hỏi: “Ai sẽ là người chống tham nhũng?” thì hơi khó. Phải là người có chức, có quyền, phải là cơ quan hành pháp mới chống được tham nhũng. Nhưng tiếc thay, những con người ấy, thế lực ấy cũng câu kết với nhau, bao che để cùng tham nhũng thì ai chống được ai! Lại còn cái đạo lý tình cảm người Việt, “vuốt mặt nể mũi”, ai nỡ “đánh” lại cấp trên của mình khi mà sếp đã từng nâng đỡ, tạo điều kiện cho leo lên chức này, ghế nọ để có cơ hội kiếm chác. Kể cả khi người lãnh đạo đã về hưu thì vẫn còn cơ hội tham nhũng.

“Anh đã giúp chú lên thay anh, chú vẫn còn nhớ anh chứ? Nghe nói chú có dự án đất đai nhà cửa, nhớ để một suất giá gốc cho anh nhé!”. Hoặc khi chạy chức, chạy dự án: “Em biết tiếng nói của bác vẫn có trọng lượng thuyết phục ông này, bà nọ. Bác nói giúp em một câu để các sếp ký duyệt sớm một chút. Em sẽ không quên ơn bác…”. Thế là một lô đất, một căn hộ có thể kiếm lời vài tỉ; một dự án lớn có thể chia nhau bỏ túi hàng chục tỉ là chuyện thường.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cho rằng: “Tham nhũng ở nước ta là do cả cơ chế lẫn con người”. Còn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Hiện tượng hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có”. Từ lâu, nạn tham nhũng đã được vạch mặt, chỉ tên, công khai mức độ ở một số ngành nghề và đối tượng. Nhóm tham nhũng lớn nằm ở đây: Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tham nhũng chủ yếu diễn ra trong việc quy hoạch; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị; giao đất, cho thuê đất; định giá đất khi thu hồi, đền bù; cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản…

Cán bộ trong ngành ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại tiếp tay, móc nối với người bên ngoài thông qua các hoạt động cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, đầu tư tài chính, ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư… để chiếm đoạt tài sản, gây thất thoát lớn. Tham nhũng trong quản lý vốn, tài sản Nhà nước thì chủ yếu là giấu bớt và định giá trị tài sản, đất đai thấp hơn giá trị thực khi cổ phần hóa hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp; lập các hợp đồng mua bán, vận chuyển hoặc hóa đơn khống để chiếm đoạt; nâng khống giá hoặc gửi giá khi mua bán tài sản công để trục lợi.

Trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản, phần lớn các công trình xây dựng đều xảy ra thất thoát tài sản, chủ yếu do tham ô và cố ý làm trái. Từ việc lập dự án, thiết kế, dự toán, phê duyệt kế hoạch cấp vốn đến đấu thầu, tư vấn, giám sát, thi công, nghiệm thu, quyết toán công trình. Thủ đoạn chủ yếu là không chấp hành đúng trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản; gian lận, thiếu minh bạch trong đấu thầu; khai khống khối lượng và giá trị vật tư, thiết bị; đưa vật liệu kém chất lượng, sai quy cách vào sử dụng; thi công sai quy trình để giảm chi phí...

Trong công tác cán bộ, dư luận nói nhiều đến hiện tượng một số cán bộ tiến thân bằng con đường chạy chọt, nịnh bợ cấp trên (tìm hiểu sở thích, nhu cầu cá nhân của cấp trên và gia đình họ để tìm cách đáp ứng; sẵn sàng biếu cấp trên những món quà có giá trị lớn như nhà ở, đất ở, cổ phần trong các dự án, công ty...). Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2010 chỉ có 20 cán bộ nộp lại quà tặng. Trong khi con số của năm 2009 nhiều gấp 10 lần. Cán bộ tư pháp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ nhằm bỏ lọt hoặc giảm nhẹ tội phạm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 5, khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt được yêu cầu “ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng”. Tình trạng tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước”. Xót xa hơn là khi tiếp xúc cử tri TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói: “Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là “chết” cái đất nước này”.

Lãnh đạo lo, toàn dân lo. Tổng Bí thư nói: “…hết sức sốt ruột, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có” nhưng vấn đề mà toàn dân mong mỏi ở người đứng đầu đất nước - người cầm chịch chống tham nhũng là đang và sẽ làm gì để chống? Bởi nhìn thấy, sờ được rồi sao vẫn chưa “trảm” chúng? Cơ chế và con người chống tham nhũng có rồi kia mà! Bộ máy công quyền chống tham nhũng đã được thành lập, “khởi” rồi nhưng chưa thấy “động”. Nói như vị đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) thì “Chống tham nhũng phải như quét cầu thang, quét từ trên quét xuống chứ không phải quét từ dưới quét lên”. Vậy thì Ban Nội chính Trung ương sắp tới có “quét” được đám “sâu mọt” tham nhũng từ “trên” xuống được không?

Nếu từ Trung ương làm kiên quyết thì sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ của toàn dân. Bởi lâu nay, đã có nhiều tấm gương dũng cảm của nhân dân tham gia phanh phui đấu tranh với những con người và vụ việc tham nhũng. Nhưng họ nhiều lúc bị đơn độc trên mặt trận nguy hiểm này. Nhiều người đã bị đe dọa, hành hung và khống chế mà không nhận được sự ủng hộ và bảo vệ của pháp luật nên có người phải chùn bước. Tấm gương sáng của bà Lê Hiền Đức, 80 tuổi ở Hà Nội (người đã được cả Việt Nam và quốc tế vinh danh vì có công chống tham nhũng) rất cần được nhân lên trên mặt trận phức tạp này.

Bà kể rằng: “Trong nhà tôi giữ hồ sơ hàng mấy trăm vụ, Thanh tra Nhà nước cũng đã đến chở đi hồ sơ của 214 vụ rồi. Tôi vẫn theo dõi nhưng chưa thấy thông báo nào gửi tôi là việc này, việc kia đã được giải quyết. Có những việc người dân đi kiện từ năm 27 tuổi và bây giờ đã 54 tuổi rồi mà vẫn không được giải quyết”. Vậy, những người tâm huyết và dũng cảm như bà Đức mà được sự hỗ trợ kịp thời, hợp tác chặt chẽ thường xuyên của cơ quan phòng chống tham nhũng thì chắc chắn sẽ có rất nhiều người noi gương bà để làm theo. Và chắc chắn hiệu quả công cuộc này sẽ cao hơn.

“Luật Phòng, chống tham nhũng” sửa đổi năm 2012 được Quốc hội thông qua đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2013. Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng trước đây do Thủ tướng điều hành thì nay chuyển giao cho Tổng Bí thư nắm giữ để tăng cường quyền lực và sức mạnh. Vậy không còn lý do gì để cuộc chiến phòng chống tham nhũng cứ ì ạch, giẫm chân tại chỗ mãi. Không nhanh chóng đẩy lùi được tham nhũng thì Đảng, chính quyền còn tiếp tục để mất niềm tin của nhân dân, để mất vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

 B.Đ 


  Trước khi detox:  

Cần phải có chế độ ăn uống riêng trước khi bước vào detox thực sự để quá trình đạt được hiệu quả. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn giàu protein, bánh mỳ trắng, bánh ngọt, đường và các đồ uống có chất kích thích như cafe hay rượu. Bạn chỉ nên ăn những đồ ăn chưa qua chế biến như salad, hoa quả, ăn nhiều rau và uống thật nhiều nước.

Đặc biệt là đồ uống tẩy lọc gan 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Công thức pha chế đồ uống tẩy lọc gan gồm hỗn hợp: 2 thìa xúp đầy (hoặc 1/3 cốc) dầu ôliu, 1/3 hoặc 2/3 cốc nước chanh tươi, 3-5 nhánh tỏi, một mẩu gừng nhỏ, nửa gram ớt đỏ và đổ đầy với nước cam ép. Nếu không có nhiều thời gian tận hưởng sự nghỉ ngơi, thư giãn ở resort thì bạn nên chuẩn bị quá trình này trước ở nhà.

  Quá trình detox  :

Quá trình detox có nhiều cấp độ với các khóa kéo dài khác nhau. Thông thường đối với những người không có nhiều thời gian, đi du lịch kết hợp detox thường chọn khóa kéo dài 3,5 ngày. Còn nếu bạn có dư dả thời gian và muốn giảm cân cũng như thanh lọc cơ thể thực sự thì nên tham gia khóa 7 ngày sẽ giúp cho quá trình thải độc tố triệt để và hiệu quả hơn nhiều.

Quan trọng bạn phải xác định được rằng, thay vì đi du lịch và khám phá ẩm thực phong phú như những chuyến đi thông thường, bạn sẽ phải nhịn ăn hoàn toàn trong quá trình detox.

Mỗi ngày, cứ cách 3 giờ, bạn sẽ uống 5 loại nước uống giải độc đặc biệt được resort chuẩn bị sẵn như nước tẩy lọc gan, nước mùi tỏi, nước súp rau, nước cà rốt hay nước dừa. Những đồ uống này sẽ giúp bạn có cảm giác no và hoạt động như một tấm xốp, hút mọi chất độc ra khỏi cơ thể bạn đồng thời làm sạch ruột.

Cũng cách 3 giờ, bạn sẽ bước vào quá trình bổ sung thảo mộc (Herbal Supplements). Nó sẽ hỗ trợ cho quá trình thải độc khỏi cơ thể và làm sạch ruột nhanh hơn.

Trong suốt quá trình giải độc cơ thể, mỗi ngày bạn cũng sẽ có những giờ phút được chăm sóc, thư giãn với các dịch vụ spa để giúp cung cấp chất khoáng và chất điện phân cho cơ thể.

Hơn nữa, trong quá trình detox tại các resort ở Koh Samui, bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe, giúp cho việc giải độc của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: petrotimes.vn

Link: http://petrotimes.vn/news/vn/dam-luan-doi-thoai/chong-tham-nhung-khong-chi-bang-mieng.html

No comments:

Post a Comment