Monday, June 3, 2013

Phương thức khai thác tài nguyên kiểu mới

 Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới. Đã đến lúc cần phải nhìn nhận thương hiệu biển Việt Nam là một phương thức khai thác tài nguyên kiểu mới, nhằm thúc đẩy các hoạt động quản lý biển, đảo mang tính tổng hợp, lâu dài và bền vững. 

Cần phát huy vai trò của cộng đồng trong việc quản lý các khu bảo tồn biển

 CôngThương - Tại Diễn đàn Thương hiệu biển Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Quảng Ninh vào tháng 6/2009, mô hình thương hiệu biển Việt Nam sẽ được cấu thành bởi các yếu tố: Thương hiệu con người- cộng đồng cư dân ven biển, thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm, thương hiệu địa phương/địa danh/điểm đến và thương hiệu ngành, lĩnh vực kinh tế biển.

Như vậy, thương hiệu biển Việt Nam là một thực thể bao trùm những thành tố không chỉ vượt khỏi các hoạt động của doanh nghiệp, ngành nghề mà còn mang trong mình phần nhiều giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam, là hình ảnh Việt Nam mang tính chất năng động, một đất nước an toàn, thân thiện và bắt tay với bạn bè, đối tác khắp năm châu.

Vì vậy, xây dựng, phát triển và quản lý thương hiệu biển Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải xác lập những tiêu chuẩn mang tính khu vực và quốc tế. Điều này giúp khai thác và quản lý nguồn tài nguyên biển một cách hài hòa và bền vững hơn.

Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu biển Việt Nam gắn với việc phát huy hiệu quả của thương hiệu các khu bảo tồn biển gắn liền với các địa danh, thắng cảnh và các sản phẩm, sản vật biển đặc trưng, là những “điểm đến hấp dẫn”.

Để giá trị của các khu bảo tồn biển được gia tăng, cần đặc biệt chú ý tới các giải pháp sau:

 Hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách, pháp luật về biển và hải đảo.  Trước hết cần tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21/6/2012. Cần khẩn trương nghiên cứu, xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Quản lý tổng hợp vùng ven biển, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, trong đó chú trọng đến các nội dung về bảo tồn biển; triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia các công ước quốc tế liên quan đến biển như Công ước Luật Biển 1982, Công ước MARPOL 73/78, Công ước RAMSA, Công ước BASEL và Công ước Đa dạng sinh học... Vì vậy, thể chế về quản lý biển, đảo cũng phải được hoàn thiện theo xu hướng hội nhập quốc tế để áp dụng vào thực tế nước ta, bảo đảm thực thi có hiệu lực ở cấp quốc gia.

 Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về khu bảo tồn biển.  Ở Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý các khu bảo tồn biển. Bộ Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước; quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Hiện nay đã có 6/16 ban quản lý khu bảo tồn biển được thành lập (Cát Bà, Cù Lao Chàm, Núi Chúa, Vịnh Nha Trang, Côn Đảo, Phú Quốc). Cần sớm thành lập đầy đủ ban quản lý của 16 khu bảo tồn biển của cả nước để tạo ra sự thông suốt trong quản lý từ Trung ương đến địa phương.

 Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.  Phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn thông qua việc xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển, đào tạo nguồn nhân lực đủ mạnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo tồn biển; tuyển chọn đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực thực thi nhiệm vụ.

 Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quản lý.  Quản lý khu bảo tồn biển đòi hỏi phải có nguồn lực lớn như khoa học- công nghệ biển, có trang thiết bị chuyên dụng và cơ sở vật chất hiện đại. Do vậy, cần thiết phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quản lý khu bảo tồn biển.

 Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển.  Trên cơ sở quy hoạch tổng thể sử dụng biển, hải đảo, cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu bảo tồn biển.

 Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư tham gia xây dựng và quản lý các khu bảo tồn biển.  Cần phải tích cực tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của các khu bảo tồn biển; phát triển mô hình quản lý cộng đồng do cộng đồng dân cư địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia xây dựng và quản lý khu bảo tồn biển, nhằm khai thác, sử dụng các khu bảo tồn biển có hiệu quả, tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

 Tăng cường hợp tác quốc tế về quản lý khu bảo tồn biển.  Trong điều kiện nguồn lực trong nước hạn chế, cần tăng cường và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo tồn biển nhằm thu hút vốn đầu tư, tạo nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý... của các nước để phục vụ quản lý các khu bảo tồn biển ở Việt Nam.

P.V

Cần phát huy vai trò của cộng đồng trong việc quản lý các khu bảo tồn biển

PHẢN HỒI

Gửi bình luận


Ngôi nhà độc nhất vô nhị trên dòng sông Drina ở Serbia, với không gian sống vô cùng độc đáo là ngôi nhà đã được ấp ủ gần 40 năm để xây dựng.

Gần 40 năm ấp ủ giấc mơ được sống trên dòng sông Drina, ông Milija Mandic đã hoàn thiện được căn nhà mà ông đã từng mơ ước. Đó là ngôi nhà gỗ nhỏ trên một tảng đá nhô lên ở giữa dòng sông Drina, gần thị trấn Bajina Basta.

Nguồn: baocongthuong.com.vn

Link: http://baocongthuong.com.vn/trong-nuoc/36812/phuong-thuc-khai-thac-tai-nguyen-kieu-moi.htm

No comments:

Post a Comment