Monday, June 3, 2013

Thu hồi đất: Không nên để DN thỏa thuận giá đền bù với dân

 (VOV) -Nhiều khi quyền lợi người dân không được thỏa đáng, gây thắc mắc co kéo giữa doanh nghiệp với người có đất... 

Điều 58 dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 về thu hồi đất được khá nhiều đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến và được cử tri quan tâm. Đây là vấn đề quan trọng vừa liên quan đến quyền sở hữu toàn dân về đất đai vừa liên quan đến quyền sử dụng đất.

 Công bằng và minh bạch 

Đại biểu Lê Thị Tám (đoàn Nghệ An) cho biết, cử tri ở tất cả các điểm chúng tôi tiếp xúc trước kỳ họp đều tán thành cao quy định của Hiến pháp về đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước là chủ thể được toàn dân giao quyền sở hữu. Vì vậy trong trường hợp vì lý do quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hay phát triển kinh tế cũng vì một mục tiêu tối thượng là phục vụ lợi ích chung của toàn dân. Nhà nước được toàn dân giao quyền sở hữu thì cũng được toàn dân giao quyền thu hồi để thực hiện các nhiệm vụ phục vụ lợi ích chung của toàn dân điều đó là hoàn toàn chính đáng.

Tuy nhiên, theo đại biểu Lê Thị Tám, cử tri băn khoăn nhiều vì lâu nay các chế định pháp luật và cách thức vận hành các chế định pháp luật của nhà nước trong hoạt động về thu hồi đất, thiếu nhất quán dẫn đến việc xử sự thiếu công bằng trong thu hồi đất ảnh hưởng đến hình ảnh của nhà nước, niềm tin của nhân dân đối với nhà nước.

Cử tri kiến nghị với các dự án phát triển kinh tế nhà nước đứng ra thu hồi sau đó nhà nước tổ chức đấu thầu cho các doanh nghiệp, phần chênh lệch giữa giá thu hồi đất và giá đấu thầu nhà nước điều tiết sử dụng vào chính sách tái thiết hạ tầng cơ sở. Trong đó có chi hỗ trợ chính sách cho người bị thu hồi đất, tái hỗ trợ khu tái định cư là hợp lý nhất. Không để tình trạng như lâu nay có dự án nhà nước thu hồi nhưng trong số đó lại có dự án nhà nước lại để doanh nghiệp đứng ra thỏa thuận với người dân. Như vậy, nguồn lợi sinh ra trong quá trình doanh nghiệp thỏa thuận với người dân không lớn nhưng gây thắc mắc co kéo giữa doanh nghiệp với người có đất, giữa người có đất với người ở liền kề, giữa người dân với nhà nước. Nhà nước cũng vì thế mà chưa thực hiện được thỏa đáng, trách nhiệm của chủ sở hữu khi được toàn dân giao quyền. Mặt khác nhà nước lại để thất thu một khoản ngân sách lớn từ giá chênh lệch giữa giá thu hồi đất với giá đấu thầu đất lại không kiểm soát được một cách chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế dẫn đến dự án treo hoặc bị phá vỡ quy hoạch phát triển.

Đại biểu Lê Thị Tám đề nghị Quốc hội nghiên cứu xây dựng chế định về phương thức thu hồi đất cụ thể, rõ ràng trong Hiến pháp để sau này khi sửa Luật đất đai và nghị định hướng dẫn thi hành luật cũng phải nhất quán đến từng loại dự án, nhất quán áp dụng trên quy mô cả nước, không để tình trạng thiếu đồng bộ, áp dụng luật mỗi nơi một kiểu như thời gian vừa qua.

Để việc thu hồi đất không bị lạm dụng thu hồi tràn lan như hiện nay, đại biểu Trần Thị Hoa Sinh (đoàn Lạng Sơn) cho rằng, cần có quy định, nguyên tắc chặt chẽ, công khai, minh bạch, công bằng theo quy định của pháp luật.

Đại biểu Hoa Sinh đề nghị bổ sung Khoản 3, Điều 58 là "dự án không vì mục đích lợi nhuận" và bày tỏ đồng tình với quy định thu hồi phát triển kinh tế. Nhưng để cho chặt chẽ cần bổ sung "dự án không vì mục đích lợi nhuận". Thực tế, thời gian vừa qua, việc triển khai thực hiện nảy sinh nhiều vấn đề nên cần phải quy định chặt chẽ hơn.

 Cân nhắc kỹ dự án kinh tế-xã hội 

Bày tỏ sự không đồng tình với việc thu hồi đất phục vụ các dự án kinh tế-xã hội, đại biểu Trần Hồng Hà (đoàn Vĩnh Phúc) đề nghị chỉ thu hồi đất đối với 3 trường hợp vì lý do quốc phòng an ninh, vì lợi ích quốc gia và vì lợi ích công cộng. Không quy định thu hồi đất vì lý do các dự án phát triển kinh tế xã hội. Bởi vì các dự án phát triển kinh tế xã hội đều nhằm đến mục đích cao nhất là phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, lợi ích của nhân dân. Đồng thời ngăn chặn tình trạng thu hồi đất tràn lan dẫn đến tình trạng lãng phí đất đai, sử dụng đất không hiệu quả gây nhiều bức xúc đối với nhân dân trong thời gian vừa qua.

Đại biểu Y Khút Niê (đoàn Đắc Lắk) cũng đề nghị bỏ cụm từ “và các dự án phát triển kinh tế - x ã hội” và cụm từ “thu hồi” được thay thế bằng “trưng mua”. Bởi dự thảo đã có quy định quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ, do vậy chỉ nên thu hồi khi có vi phạm về quyền sử dụng đất, còn lại nhà nước cần trưng mua để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất hợp pháp, quy định như vậy cũng phù hợp với quy định tại Điều 33 của dự thảo.

Dự thảo cũng đã có quy định Nhà nước thu hồi đất do tổ chức cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng – an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Quy định như vậy đã bao hàm đầy đủ các nội dung, trong đó có cả mục đích phát triển kinh tế - xã hội, do vậy không nên có cụm từ “và các dự án phát triển kinh tế - xã hội’ để tránh tình trạng lạm dụng gây thiệt thòi cho lợi ích của nhân dân. Đồng thời tôi đề nghị quy định việc bồi thường đất phải theo giá thị trường để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người đang sử dụng đất, không nên quy định chung chung là “theo quy định của pháp luật”.

Cùng chia sẻ quan điểm này, đại biểu Đinh Xuân Thảo (đoàn Hà Nội) cho rằng, thu hồi đất cho dự án kinh tế xã hội thì phải khoanh lại cho rõ. Tức là "chỉ xác định đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội có ý nghĩa quan trọng", thêm từ "có ý nghĩa quan trọng" để có căn cứ hiến định chặt chẽ trong Luật đất đai, các văn bản dưới luật sẽ cụ thể hóa. Đối với các loại dự án phát triển kinh tế xã hội khác thì việc tạo quỹ đất nhà nước có thể sử dụng các chính sách, công cụ về quy hoạch tài chính thị trường... để điều chỉnh định hướng tránh việc quá nghiêng về việc sử dụng biện pháp hành chính.

Ngoài ra, liên quan đến việc thu hồi đất của đồng bào dân tộc thiểu số, đại biểu Danh Út (đoàn Kiên Giang) đề nghị bổ sung vào Khoản 2 điều này quy định: "Nhà nước có chính sách bảo đảm về đất ở, đất sản xuất cho các dân tộc thiểu số". Quy định này nhằm đảm bảo cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ổn định, hạn chế thu hồi đất của đồng bào, hạn chế du canh, du cư, di cư tự do./.


Để chuẩn bị cho hành trình, đầu tiên, chàng Việt kiều tháo vát đầu tư khá kỹ vào chiếc xích lô. Không tìm được thợ ưng ý, anh phải tự làm khá nhiều việc: Thay bánh xe sau bằng bánh xe đạp có 7 số đùm với bộ thắng chắc chắn hơn, rồi nhờ thợ tiện lại hai bộ đùm trước của xe xích lô để rút căm với hai cái niềng của xe đạp. Nhờ sự thay đổi đó mà chiếc xích lô cải tiến nhẹ bớt được khoảng 20kg.

Anh chế thêm một cái mái che nắng, một thùng đựng nước uống ướp lạnh phía sau và gắn thêm bộ máy đo kilômét. Muốn có bạn đồng hành cho chuyến đi thêm vui, anh mang thêm một chú cún nhỏ xinh xắn tên Mau trong chiếc giỏ mây đặt ở phía trước.

Sáng 8/12/2011, vị du khách trên chiếc xích lô độc đáo xuất phát từ Nha Trang với hành trang gọn nhẹ. Ngày đầu tiên của cuộc hành trình, anh đi được 46km. Đến ngày thứ ba, anh đã vươn đến con số 92,5km.

Hôm đó, đoạn đường chạy ngang qua Phan Rang gió thổi rất mạnh. Thanh Tùng không cần đạp mà xe vẫn lao tới với tốc độ lên tới 35km/giờ. Do phải ghì thắng để giảm tốc độ lại cho an toàn nên anh chỉ có thể lái xe một tay. Đây quả thật là một thử thách!

Nguồn: vov.vn

Link: http://vov.vn/kinh-te/thu-hoi-dat-khong-nen-de-dn-thoa-thuan-gia-den-bu-voi-dan/264854.vov

No comments:

Post a Comment