Monday, June 3, 2013

Tiếp dân không chỉ cho “êm”

 Chiều 31-5 vừa qua, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về Dự án Luật Tiếp công dân”. Đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TP Hồ Chí Minh) đặt vấn đề: "không biết có nước nào mà khiếu nại, tố cáo nhiều như nước mình không? Có những người đi kiện từ năm 1990 đến giờ, đoàn nào cũng tiếp cả mà vẫn không giải quyết được”. Theo báo cáo của Tổng Thanh tra Chính phủ, trong thời gian từ năm 2008 – 2011, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp trên 1.571.500 lượt người đến khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn, thư. Năm 2011 so với năm 2008, số vụ việc tăng 26,4%; số đoàn đông người chiếm 64,5%. Trong năm 2012, tuy số lượt người, số vụ khiếu nại, tố cáo có giảm nhưng tính chất phức tạp, gay gắt tăng hơn so năm 2011. 


Tới cuối năm 2012, đã có trên 380.000 lượt người khiếu nại, tố cáo, gửi trên 124.000 lượt đơn, thư đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thậm chí có vụ khiếu nại kéo dài suốt 35 năm qua. Các cơ quan nhà nước đã thụ lý, giải quyết trên 54.000 đơn, thư trong số 65.000 đơn, thư theo thẩm quyền (đạt trên 85%). Đặc biệt, tháng 5-2012, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết 528 vụ phức tạp, tồn đọng, kéo dài đến đầu năm 2013. Thanh tra Chính phủ đã thành lập 28 tổ công tác. Về kết quả giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền, các cơ quan chức năng đã giải quyết 257.419/290.565 vụ việc khiếu nại (đạt trên 88%). Qua phân tích cho thấy, số vụ khiếu nại đúng chiếm 19,8%; số vụ khiếu nại có đúng, có sai chiếm 28%; khiếu nại sai chiếm 52,2%. Về giải quyết tố cáo, đã giải quyết 33.160/39.107 vụ việc tố cáo (đạt trên 84%) trong đó có 16,2% đơn tố cáo đúng, 29,6% đơn tố cáo có đúng, có sai; 54,2% đơn tố cáo sai. Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đã thu hồi về cho nhà nước gần 1.026 tỷ đồng, 1.241 ha đất; khôi phục quyền lợi cho 6.659 công dân với số tiền 595 tỷ đồng, 936 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.951 người; chuyển cơ quan điều tra 239 vụ, 382 người. Về giải quyết các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài; các bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm được 1.052 vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài (đạt 66,7%).


Dẫn lại một ít con số trên đây để nhấn mạnh rằng, để Luật Tiếp công dân đi vào cuộc sống trước hết cần có sự đổi mới nhận thức về mục đích, thái độ ứng xử trong việc tiếp dân.


Thứ nhất, nhận thức và xác định một cách sâu sắc, đúng đắn mục đích của việc tiếp công dân. Loại trừ một số ít những vụ việc khiếu nại, tố cáo bị một số người có động cơ xấu, muốn kích động, làm mất ổn định chính trị, nói xấu cán bộ, còn hầu hết công dân đến các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước đều muốn được giải quyết những nguyện vọng, nhu cầu chính đáng, giải tỏa, bồi thường những tổn hại về vật chất, tinh thần, tình cảm bị xâm phạm. Do vậy, mục đích chính của việc tiếp công dân là nhằm giải quyết những nguyện vọng, nhu cầu bức xúc của công dân, mà nhu cầu, nguyện vọng đó là chính đáng, ít nhiều bị một số tổ chức, cơ quan Đảng, Nhà nước hay của cá nhân đảng viên, cán bộ nhà nước gây ra. Những khiếu nại, tố cáo liên quan đến một số vấn đề bức xúc của công dân lâu nay thường là do một số nguyên nhân chính như do cơ chế, chính sách chưa đầy đủ, kịp thời, một số trường hợp chưa bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người dân; do "lịch sử để lại” mà một số người có trách nhiệm ở các thời kỳ trước thiếu trách nhiệm, làm sai chính sách, chế độ của nhà nước, gây thiệt hại, oan sai cho người dân; do cán bộ thiếu trách nhiệm, quan liêu, không coi trọng dân, giải quyết chưa dứt điểm, rõ ràng, đặc biệt chưa làm rõ khiếu nại của công dân, nên người dân không đồng tình, tiếp tục khiếu nại, tố cáo; do một số công dân chưa hiểu rõ các quy định của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại tố cáo nên dù đã được nhiều cấp, nhiều ngành, giải quyết nhiều lần, giải quyết đúng pháp luật nhưng người dân vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo.


Thứ hai, tiếp dân thực chất là đối thoại với dân. Lâu nay, nhiều tổ chức, cá nhân được phân công tiếp công dân thường không ý thức được điều này. Cán bộ được phân công tiếp dân thường coi mình ở vị trí lãnh đạo cho nên bao giờ cũng đứng "cao hơn” người dân về nhiều phương diện; là những người có quyền "dạy bảo dân” chứ ít khi đặt mình ở vị trí là người "đầy tớ”, "công bộc” của dân. Trong cơ chế hiện nay, các tổ chức, cơ quan nhà nước vẫn thường tự coi mình là người có trách nhiệm chính là quản lý dân nhiều hơn là coi mình có bổn phận phục vụ nhân dân. Khi đã có sự phân biệt, sự không bình đẳng như vậy thì nhiều cuộc tiếp dân trở thành độc thoại chứ không phải là đối thoại: một bên cứ trình bày, một bên cứ giải thích, thậm chí đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau và thường kết thúc các cuộc tiếp dân này bao giờ cũng "có hậu” bằng những lời hứa hẹn, ghi nhận. Trong khi đó, một trong những yêu cầu tối thiểu của một cuộc đối thoại là các bên đối thoại phải tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe nhau, địa vị xã hội được đặt ngang bằng nhau, các ý kiến đều có giá trị như nhau.


Thứ ba, tiếp dân phải là những người có uy tín. Trong phiên thảo luận ở tổ chiều 31-5, có đại biểu Quốc hội cho rằng, "hiện nay có tình trạng không bố trí ở đâu được nữa mới đưa về bộ phận tiếp dân; rằng tiếp công dân thực sự là việc khó, ai cũng ngại nên thường giao cho những người rỗi rãi hoặc thiếu năng lực khiến người dân chán và hành xử thiếu văn hóa, kích động”! Đúng là như vậy. Hiện nay dân trí nói chung đã cao, được thông tin nhiều, người dân có nhiều thông tin về cán bộ của mình, nhất là cán bộ ở địa phương, cơ sở. Cái uy của nhiều cán bộ thì đã được tổ chức ban tặng cho, còn chữ tín thì không phải ai cũng có. Cán bộ có uy nhưng không có tín thì tiếp dân sẽ không hiệu quả, thậm chí lại phản cảm. Chẳng hạn, dư luận địa phương về một cán bộ có biểu hiện tham nhũng, ô dù lại được tổ chức phân công tiếp công dân tố cáo, khiếu nại về tham nhũng, tiêu cực thì chắc chắn cán bộ đó nói, người dân sẽ không tin và không phục. Dù người đứng đầu có chức cao, quyền trọng nhưng kém hiểu biết, quan liêu, hách dịch, thiếu tôn trọng dân thì dù người đó có tiếp dân tháng một lần hay tuần một lần đi chăng nữa mà vụ việc không được giải quyết dứt điểm thì dân vẫn tiếp tục gửi đơn, thư. Do vậy, cán bộ tiếp dân dù ở cấp nào cũng đều phải có phong cách dân vận: "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”; "nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”. Với phương châm, phong cách đó, việc tiếp dân không thể nhằm mục đích cho "êm” ở cơ quan, địa phương, cơ sở mình mà chỉ là một mắt xích trong chuỗi công việc phục vụ nhân dân, trong đó tiêu chuẩn và thước đo cao nhất là "việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn.

Vũ Ngọc Lân

Cần phải có chế độ ăn uống riêng trước khi bước vào detox thực sự để quá trình đạt được hiệu quả. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn giàu protein, bánh mỳ trắng, bánh ngọt, đường và các đồ uống có chất kích thích như cafe hay rượu. Bạn chỉ nên ăn những đồ ăn chưa qua chế biến như salad, hoa quả, ăn nhiều rau và uống thật nhiều nước.

Đặc biệt là đồ uống tẩy lọc gan 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Công thức pha chế đồ uống tẩy lọc gan gồm hỗn hợp: 2 thìa xúp đầy (hoặc 1/3 cốc) dầu ôliu, 1/3 hoặc 2/3 cốc nước chanh tươi, 3-5 nhánh tỏi, một mẩu gừng nhỏ, nửa gram ớt đỏ và đổ đầy với nước cam ép. Nếu không có nhiều thời gian tận hưởng sự nghỉ ngơi, thư giãn ở resort thì bạn nên chuẩn bị quá trình này trước ở nhà.

Quá trình detox:

Quá trình detox có nhiều cấp độ với các khóa kéo dài khác nhau. Thông thường đối với những người không có nhiều thời gian, đi du lịch kết hợp detox thường chọn khóa kéo dài 3,5 ngày. Còn nếu bạn có dư dả thời gian và muốn giảm cân cũng như thanh lọc cơ thể thực sự thì nên tham gia khóa 7 ngày sẽ giúp cho quá trình thải độc tố triệt để và hiệu quả hơn nhiều.

Nguồn: daidoanket.vn

Link: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=65328&menu=1427&style=1

No comments:

Post a Comment