Monday, June 3, 2013

Tránh “mặc một cái áo” cho tất cả vùng miền

 Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP. Hồ Chí Minh) khẳng định như vậy khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày (3-6) về mô hình chính quyền địa phương. 


Ông Trương Trọng Nghĩa

Ảnh:Hoàng Long


Theo ĐB, nhược điểm của chính quyền địa phương trong mấy chục năm qua là bệnh bình quân chủ nghĩa, dàn trải, như một cái áo mà mặc cho tất cả các vùng miền dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước không cao, không bảo đảm. Trong Hiến pháp có quy định về chính quyền địa phương nhưng chúng ta cũng tránh chuyện trói buộc những sửa đổi, cải cách hợp lý hóa. Vì thế ông Nghĩa đề nghị, quy định lần này của Hiến pháp không nên quá cứng để tạo điều kiện giúp cho sau này có muốn thay đổi mô hình chính quyền địa phương thì cũng không cần phải thay đổi Hiến pháp.


PV:Vấn đề chính quyền địa phương nhận được sự quan tâm của hầu hết các ĐBQH và ý kiến vẫn còn khác nhau. Quan điểm của ông về mô hình chính quyền địa phương như thế nào?


ĐBQH Trương Trọng Nghĩa:Theo tôi, việc xây dựng chính quyền địa phương phải đặt hiệu quả lên hàng đầu; phải tổ chức làm sao mà bảo đảm cao nhất quyền dân chủ của dân, quyền lợi của dân, quyền giám sát của dân đối với chính quyền và phải phù hợp với năng lực và thực tiễn của Việt Nam. Ví dụ như TP Hồ Chí Minh và một số địa phương đề xuất mô hình chính quyền đô thị và bỏ HĐND ở cấp huyện, phường là xuất phát từ lợi ích của nhân dân, làm cho hiệu quả quản lý nhà nước đạt hiệu quả cao nhất. Nếu chúng ta vì một số những suy luận hoặc quan điểm mang tính chất hình thức mà không dám sửa đổi thì việc duy trì mô hình đó đôi khi cũng chỉ là hình thức, gây tốn kém không đạt hiệu quả.


Chúng ta đã có 5 năm thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường nhưng chưa có tổng kết; chứng tỏ vấn đề rất phức tạp, nhân dân ở những nơi đó cũng băn khoăn. Vậy qua tiếp xúc cử tri, ý kiến của nhân dân thế nào về việc không thí điểm HĐND cấp quận, huyện, phường thưa ông?


Theo tôi cái đích cuối cùng là mọi sửa đổi phải đặt lợi ích của nhân dân lên cao nhất. Việc bỏ HĐND ở cấp quận, huyện, phường thì đồng bộ với nó là chúng ta phải cải cách hành chính, phải làm sao cho dịch vụ hành chính, dịch vụ công nhanh nhạy, thuận lợi hơn cho người dân. Nếu hai cái này đi đồng bộ với nhau thì quyền lợi của người dân được bảo đảm nhưng đồng thời cũng hợp lý hóa quản lý nhà nước, đỡ tốn kém hơn trong việc tổ chức bộ máy. Qua tiếp xúc cử tri, tôi cảm nhận đại đa số nhân dân họ không phản ứng gì vì họ thấy sự sửa đổi này là bằng hoặc tốt hơn trước.


Để tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, TP Hồ Chí Minh đề xuất việc xây dựng chính quyền đô thị. Theo ông cần những biện pháp gì để không rơi vào "tự trị” khi được trao quyền lực lớn hơn?


Điều quan trọng là đồng bộ với việc sửa đổi mô hình phải làm sao chúng ta có những con người, phải tuyển chọn được những cán bộ công chức có chất lượng và đạo đức tốt hơn. Cùng với đó chúng ta phải có những biện pháp, những chính sách kèm theo để việc sửa đổi mô hình đạt hiệu quả cao hơn. Nếu làm được như vậy người dân sẽ rất hài lòng.

Trung Hiếu(ghi)

Có thể là do các dịch vụ Thanh làm đều liên quan đến "trăng", như kinh doanh Nhà hàng Full Moon (Phố Trăng Hội An), hay sản phẩm phiên chợ quê Hội An mang cái tên thơ mộng "Bến sông trăng". Và cũng có thể do suy nghĩ của Thanh về nghề, về công việc kinh doanh cũng có chất lãng mạn, phiêu linh, đến "trăng" cũng thành sản phẩm độc đáo.

Khơi lại giá trị bản địa

Ý tưởng "bán trăng" xuất hiện khi Phan Xuân Thanh nhận được đơn đặt hàng một buổi tiệc đêm dành cho số khách du lịch MICE đến từ khắp thế giới.

Anh có thể đáp ứng tối đa yêu cầu của khách với cơ sở Nhà hàng Full Moon rộng hàng ngàn mét vuông, nhưng khi biết được những yêu cầu khắt khe của đối tác, Thanh chợt nghĩ đây chính là hợp đồng lý tưởng để thực hiện một sản phẩm độc đáo nhất từ trước đến nay trong văn hóa ẩm thực.

Những ngày sau đó, kịch bản của phiên chợ quê mang cái tên "Bến sông trăng" được gửi đến khách hàng, và họ đã kinh ngạc lẫn thích thú khi thấy bữa tiệc tối của tập đoàn đã được biến thành chuyến đi tham dự một phiên chợ quê thế kỷ XIX, tận hưởng tất cả những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa của thương cảng Hội An trên bến dưới thuyền trong một đêm trăng rực rỡ.

Nguồn: daidoanket.vn

Link: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=65308&menu=1366&style=1

No comments:

Post a Comment