Monday, June 3, 2013

Trục vớt cổ vật trên tàu cổ đắm ở Quảng Ngãi

 Từ ngày 4/6 bắt đầu trục vớt cổ vật trên tàu cổ đắm tại vùng biển Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). 



Thông tin này được thống nhất trong cuộc họp giữa Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi với Ban chỉ đạo và Ban khảo sát, khai quật khảo cổ di sản văn hóa dưới nước, tối 3/6. Dự kiến, việc trục vớt kéo dài trong thời gian một tháng.

Bát men ngọc tìm thấy ở con tàu cổ chìm dưới vùng biển Bình Châu. Ảnh: vnexpress.net


Sau khi nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đoàn Ánh Dương (đơn vị trúng thầu) báo cáo tình hình triển khai và tiến độ thực hiện công tác khai quật di sản văn hóa dưới nước tại vùng biển Bình Châu, ông Lê Quang Thích – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các thành viên trong Ban chỉ đạo phối hợp với đơn vị trúng thầu và chính quyền địa phương thực hiện đúng kế hoạch việc khai quật cổ vật, vận chuyển, bảo quản đúng qui trình. Trong quá trình thực hiện, đảm bảo an toàn lao động, tuyệt đối không để mất mát, hạn chế tối đa hư hỏng cổ vật; đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian khai quật, nhất là vận chuyển, bảo quản cổ vật; xử lý kịp thời các trường hợp cản trở, gây rối tại khu vực tàu cổ đắm.

Ông Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết: Thời gian qua, Sở cũng đã phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, huyện Bình Sơn, xã Bình Châu,tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về di sản văn hóa dưới nước cho cán bộ và nhân dân trong vùng, không khai thác, trục vớt trái phép cổ vật tại tàu cổ bị đắm. Theo hợp đồng đã ký ngày 30/01/2013, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đoàn Ánh Dương phải thực hiện việc trục vớt cổ vật trong thời gian 60 ngày.

Tuy nhiên, trong các ngày giáp Tết thời tiết không thuận lợi, nên việc triển khai dự án chậm tiến độ so với kế hoạch. Sau khi khảo sát địa hình, địa chất và xác định phương án khai quật là đê vây chắn sóng, ngăn nước bằng hệ thống cọc vây cừ larsen, bơm nước trong khu vực tàu cổ đắm ra để khai quật, trục vớt cổ vật và thân tàu như trên cạn.

Ông Đoàn Sum, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn Đoàn Ánh Dương cho biết, từ ngày 9/4 đến nay Cng ty đã tập trung nguồn nhân lực, phương tiện, thết bị để thi công các hạng mục theo kế hoạch. Đến ngày 3/6 đã hoàn thành việc vớt đá chẻ chèn lưới thép, đóng cừ đê vây, lắp đặt 2 hệ giằng Shopring bên trong cừ để gia cố hệ thống cừ vây larsen, thi công sàn công tác, lắp đặt hệ thống đèn bảo vệ, camera giám sát, cần trục kéo cổ vật từ dưới nước lên, tiến hành hút nước bên trong hệ thống cừ vây….


Nguyễn Đăng Lâm


Có thể là do các dịch vụ Thanh làm đều liên quan đến "trăng", như kinh doanh Nhà hàng Full Moon (Phố Trăng Hội An), hay sản phẩm phiên chợ quê Hội An mang cái tên thơ mộng "Bến sông trăng". Và cũng có thể do suy nghĩ của Thanh về nghề, về công việc kinh doanh cũng có chất lãng mạn, phiêu linh, đến "trăng" cũng thành sản phẩm độc đáo.

Khơi lại giá trị bản địa

Ý tưởng "bán trăng" xuất hiện khi Phan Xuân Thanh nhận được đơn đặt hàng một buổi tiệc đêm dành cho số khách du lịch MICE đến từ khắp thế giới.

Anh có thể đáp ứng tối đa yêu cầu của khách với cơ sở Nhà hàng Full Moon rộng hàng ngàn mét vuông, nhưng khi biết được những yêu cầu khắt khe của đối tác, Thanh chợt nghĩ đây chính là hợp đồng lý tưởng để thực hiện một sản phẩm độc đáo nhất từ trước đến nay trong văn hóa ẩm thực.

Những ngày sau đó, kịch bản của phiên chợ quê mang cái tên "Bến sông trăng" được gửi đến khách hàng, và họ đã kinh ngạc lẫn thích thú khi thấy bữa tiệc tối của tập đoàn đã được biến thành chuyến đi tham dự một phiên chợ quê thế kỷ XIX, tận hưởng tất cả những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa của thương cảng Hội An trên bến dưới thuyền trong một đêm trăng rực rỡ.

Nguồn: baotintuc.vn

Link: http://baotintuc.vn/van-hoa/truc-vot-co-vat-tren-tau-co-dam-o-quang-ngai-20130604093202170.htm

No comments:

Post a Comment