Monday, June 3, 2013

Vì sao cần giữ điều 10 về công đoàn trong Hiến pháp?

 Mấy tháng nay, 10 triệu CNLĐ và 4 triệu ngư dân khắp cả nước có cùng mối quan tâm về địa vị pháp lý của CĐ trong Hiến pháp sửa đổi. Tại cuộc thảo luận tại hội trường sáng 3.6, nhiều đại biểu Quốc hội đã nói lên đúng tâm trạng của khối cử tri rộng lớn này: Đề nghị giữ Điều 10 về CĐ trong Hiến pháp. 

Qua 20 năm đổi mới, GCCN đã phát triển rất nhanh. Nghị quyết 20 của Đảng nhận định: Đây là “lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”; Sự lớn mạnh của GCCN là điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, CNH-HĐH đất nước”; và “Công đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp trong chăm lo xây dựng GCCN. Điều đáng quan tâm hơn là Nghị quyết 20 cho rằng nhìn chung, CNLĐ chưa được hưởng lợi ích vật chất và tinh thần tương xứng với thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp to lớn của chính mình.

Do đó họ đang có nhiều khó khăn bức xúc rất nóng bỏng, luôn luôn cần được CĐ, người đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng trước những người và đơn vị sử dụng lao động để đảm bảo mối quan hệ hài hòa, ổn định và tiến bộ. Đây là công việc không hề đơn giản, bởi bao gồm rất nhiều nội dung, tốn không ít công sức, thời gian, đặc biệt là rất cần có một vị thế pháp lý vững chắc, để: Hướng dẫn, tư vấn cho công nhân ký kết hợp đồng lao động, giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; xây dựng giám sát thang - bảng lương, định mức lao động; đối thoại với NSDLĐ để giải quyết những mắc míu thường xuyên nảy ra; tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp lao động; thay mặt NLĐ khởi kiện tại tòa án; điều cực kỳ khó khăn phức tạp là lãnh đạo đình công khi thật sự cần thiết... Đó chính là những việc cụ thể nhằm “Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và chăm lo xây dựng GCCN” mà Nghị quyết 20 đặt ra.

Thời gian qua, những người yêu cầu giữ Điều 10 về CĐ trong Hiến pháp có hai lập luận chính: Một là Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam quy định Đảng là đội tiên phong của GCCN, Luật CĐ trao cho CĐ trách nhiệm đại diện GCCN, như vậy có nghĩa là vai trò, vị trí của CĐ nhất thiết không thể chỉ ngang bằng với các đoàn thể chính trị xã hội trong Mặt trận Tổ quốc, mà cần phải cao hơn, riêng biệt hơn. Hai là, nếu không quy định riêng về nhiệm vụ của CĐ trong Hiến pháp, thì chắc chắn sẽ làm mất đi một thành tố hết sức quan trọng trong việc tạo dựng và tập hợp GCCN.

Hai lập luận nói trên hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách biện chứng là, trong thực tế cuộc sống, vai trò vị trí của CĐ không hề tĩnh tại mà nó gắn rất chặt với sự lớn lên từng ngày của GCCN trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong quá trình CNH – HĐH, giai cấp nông dân sẽ liên tục gia nhập GCCN.

Kinh nghiệm được nhìn thấy ở các nước phát triển là công nhân chiếm tới 80 đến 90% dân số. Đặc biệt, nước ta có chiều dài của miền duyên hải hơn 3.000km, nơi cư trú của hơn 4 triệu ngư dân, những người đang kỳ vọng vào tổ chức CĐ chủ trì thành lập và chỉ đạo hiệu quả Nghiệp đoàn Nghề cá, đồng thời cổ vũ phong trào “Tấm lưới nghĩa tình” bảo vệ, chăm sóc và hướng dẫn ngư dân trong tình hình Biển Đông thường xuyên bị uy hiếp.

Vì những lẽ trên, chắc chắn không chỉ GCCN và bà con ngư dân, mà đông đảo nhân dân sẽ dễ dàng đồng tình giữ Điều 10 về CĐ trong Hiến pháp, đồng thời đòi hỏi tổ chức CĐ phải xứng với sự kỳ vọng đó.


Ngôi nhà độc nhất vô nhị trên dòng sông Drina ở Serbia, với không gian sống vô cùng độc đáo là ngôi nhà đã được ấp ủ gần 40 năm để xây dựng.

Gần 40 năm ấp ủ giấc mơ được sống trên dòng sông Drina, ông Milija Mandic đã hoàn thiện được căn nhà mà ông đã từng mơ ước. Đó là ngôi nhà gỗ nhỏ trên một tảng đá nhô lên ở giữa dòng sông Drina, gần thị trấn Bajina Basta.

Nguồn: laodong.com.vn

Link: http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/vi-sao-can-giu-dieu-10-ve-cong-doan-trong-hien-phap/119660.bld

No comments:

Post a Comment