Friday, May 31, 2013

Giao trách nhiệm cho Bình Dương bảo vệ môi trường sông Đồng Nai

Ngày 31.5, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai do Chủ tịch UBND TPHCM trong giai đoạn đầu đã chuyển sang cho Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung đảm trách trong giai đoạn 2013-2015.

 

Nhiệm kỳ mới 2013-2015 do Bình Dương đảm trách được tập trung thực hiện các dự án liên ngành, liên vùng; tăng cường điều tra, thống kê các nguồn thải, kiểm soát ô nhiễm, thẩm định và cấp phép; tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho dự án thoát nước đô thị, xử lý nước thải đô thị và khu dân cư tập trung, đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải rắn, y tế, nạo vét và khơi thông dòng chảy. Cụ thể, tỷ lệ cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải đạt 100%; Tỷ lệ KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt 100% ( hiện nay 80%); tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp 90% và thu gom xử lý chất thải nguy hại đạt 100% ( hiện nay 70%)…

Đánh gái thời gian qua sua 5 năm triển khai của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai nhiệm kỳ đầu tuy đạt được một số tiến bổ bước đầu về nhận thức và trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nhìn nhận chung của các tỉnh, thành phố cho rằng tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại khu vực nội thành, nội thị và ô nhiễm do nước thải công nghiệp vẫn diễn biến phức tạp; khó khăn trong việc huy động các nguồn lực tài chính nhằm triển khai các nhiệm vụ, dự án; chưa có cơ chế phối hợp đồng bộ và hiệu quả giữa các địa phương để giải quyết các vấn đề môi trường liên vùng, liên tỉnh.

 

Nguồn: laodong.com.vn

Link: http://laodong.com.vn/moi-truong/giao-trach-nhiem-cho-binh-duong-bao-ve-moi-truong-song-dong-nai/119199.bld

"Chính phủ đang dùng tất cả các biện pháp để bảo vệ ngư dân"

 (GDVN) - Chia sẻ với báo chí bên hành lang QH chiều (29/5), Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Chính phủ dùng tất cả các biện pháp để bảo vệ ngư dân. 

“Ta đang dùng tất cả các biện pháp để đấu tranh bảo vệ ngư dân. Đấu tranh ngoại giao là biện pháp trong thời bình. Ta dùng biện pháp ngoại giao để đấu tranh và tất cả các biện pháp hòa bình, các biện pháp có thể” – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết.
Trong báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tổ ngày 22.5 vừa qua cũng cho thấy, ĐBQH bày tỏ quan ngại trước tình hình tranh chấp trên biển Đông. Theo đó, ĐBQH mặc dù đánh giá nhìn chung công tác quốc phòng, an ninh được bảo đảm, giữ vững chủ quyền quốc gia, tạo được sự bình yên cho đất nước, tuy nhiên, tình hình biển Đông đang diễn ra rất phức tạp, chưa có biện pháp cụ thể để kiểm soát mọi vấn đề về biển Đông.
"Tình hình biển Đông đang diễn ra rất phức tạp, chưa có biện pháp cụ thể để kiểm soát mọi vấn đề về biển Đông", báo cáo nêu rõ ý kiến đại biểu.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời phỏng vấn - Ảnh: Ngọc Thắng

Trong báo cáo cũng đưa ra vấn đề Việt Nam chưa có chiến lược phát triển quốc phòng, an ninh, nhất là trên biển. Các đại biểu đề nghị nên tăng cường công tác ngoại giao để từng bước củng cố an ninh quốc gia, bảo vệ Tổ quốc, xử lý tốt vấn đề biển Đông là mục tiêu lâu dài để ổn định phát triển mọi mặt về kinh tế, xã hội.
Mặt khác các khá nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ cần có báo cáo mới nhất về tình hình biển Đông để đại biểu nắm bắt, báo cáo cử tri. Cần có đường lối ngoại giao đúng đắn, sáng tạo, để tránh những động cơ xấu của thế lực thù địch, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Đồng thời cần tăng cường mối quan hệ với các nước láng giềng như Lào, Campuchia…
Bên cạnh đó, theo ý kiến của nhiều đại biểu cần xem xét thành lập công ty để cùng với ngư dân vươn xa bảo vệ biển, làm chỗ dựa cho ngư dân. Cần mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nền quốc phòng vững mạnh, nhất là công nghiệp quốc phòng, cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng. Tăng cường cơ sở vật chất cho quốc phòng-an ninh, nâng cao tiềm lực quân sự của đất nước bằng cách kết hợp quốc phòng với kinh tế, gắn với dự án phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Xung quanh ý kiến của Đại biểu Quốc hội trong báo cáo các vấn đề kinh tế, xã hội đặc biệt là lo ngại tình hình Biển Đông. Trả lời báo chí bên lề phiên họp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng, để giải quyết tình hình phức tạp ở biển Đông thời gian qua, biện pháp của chúng ta vẫn phải tiếp tục đấu tranh ngoại giao lấy mục tiêu bảo vệ ngư dân.
“Ta phải tiếp tục đấu tranh ngoại giao. Các biện pháp của ta là phải bảo vệ ngư dân. Những hành vi cản trở hoạt động đánh cá của ngư dân như vậy là rất nghiêm trọng, ngư dân vẫn tiếp tục đánh cá và khi có sự vi phạm xảy ra thì ta phản đối. Còn trên ngư trường, đương nhiên nếu có những vi phạm vào vùng biển của ta thì các lực lượng chức năng sẽ có trách nhiệm bảo vệ (chủ quyền - pv) – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết.
Xung quanh câu hỏi của phóng viên về việc có nên kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế sau những hành vi ngang ngược mới đây? Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho biết, Ta đang dùng tất cả các biện pháp để đấu tranh bảo vệ ngư dân. Đấu tranh ngoại giao là biện pháp trong thời bình và luôn là biện pháp được tất cả các nước sử dụng.
Các sự việc tranh chấp trên biển không chỉ xảy ra với ngư dân VN mà ngư dân các nước khác trong khu vực cũng có. Ta dùng biện pháp ngoại giao để đấu tranh và tất cả các biện pháp hòa bình, các biện pháp có thể.
Cũng liên quan đến sự kiện sắp tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự và phát biểu tại Đối thoại Shangri La tại Singapore từ 31/5 đến 1/6. Chia sẻ với báo giới, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam tham gia diễn đàn cấp bộ trưởng này từ nhiều năm, nhưng năm nay, Thủ tướng tham dự và phát biểu với tư cách diễn giả chính và cấp cao nhất.
Cũng theo Bộ trưởng Phạm Bình Minh, chủ đề của Đối thoại Shangri-La là hòa bình, an ninh trong khu vực, bài phát biểu tại phiên khai mạc của Thủ tướng sẽ xoay quanh chủ đề này, và liên quan đến đường lối, chính sách của Việt Nam.
“Các bên tham gia sẽ bàn tất cả các vấn đề liên quan, chắc sẽ có vấn đề Biển Đông. Cũng sẽ có một số cuộc gặp song phương đang được sắp xếp. Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia tất cả các diễn đàn khu vực với quan điểm chủ động, tích cực” – Bộ trưởng Phạm Bình Minh cho biết thêm.
Trong khi đó ghi nhận tình hình tại biển Đông liên tục trong nhiều ngày gân đây tàu cá của ngư dân Việt Nam liên tục bị tàu Trung Quốc đe dọa, sử dụng vũ khí, vòi rồng đe dọa gây hư hại tàu. Mới nhất là vào trưa 29-5, tại ngư trường cách bờ biển Đà Nẵng 70 hải lý, trao đổi qua điện thoại, ông Lê Văn Chiến (29 tuổi, thuyền trưởng, chủ tàu QB 93768, trú huyện Quảng Trạch - Quảng Bình) cho biết lúc 4 giờ ngày 28-5, khi đang hành nghề trên vùng biển của Việt Nam, tàu của ông bị tàu Trung Quốc dùng vũ khí, vòi rồng khống chế và áp tải về nước họ.
Tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn cháy cabin. Ảnh: Tuổi trẻ

“Cứ mỗi lần chúng tôi chạy về hướng Đà Nẵng, tàu Trung Quốc dùng loa thông báo, phun nước và vượt lên dùng súng bắn đe dọa, yêu cầu chạy về hướng Trung Quốc” - ông Chiến kể lại. Đến 13 giờ cùng ngày, tàu Trung Quốc mới thôi khống chế, áp giải tàu QB 93768.
Trước đó, sáng 22-5, tàu cá QNg 90917 TS của ngư dân Trần Văn Quang (xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn - Quảng Ngãi) cùng 14 ngư dân khác cập cảng Sa Cần sau gần 1 tháng đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Chuyến đi biển này của ngư dân Trần Văn Quang cũng bị tàu Trung Quốc ngăn cản, tông vào khiến thân tàu bị hư hỏng nặng.
Cũng theo anh Quang, từ đầu năm đến nay, tàu của anh có 3 chuyến đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa nhưng đều bị tàu Trung Quốc xua đuổi, ngăn cản hoạt động.
Ông Phùng Đình Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, cho biết từ đầu năm 2013 đến nay, có hơn 20 vụ tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị phía Trung Quốc quấy rối, xua đuổi, bắt bớ…

Du lịch kết hợp detox (giải độc cơ thể) đang trở thành một 'đặc sản' thu hút nhiều người đến với hòn đảo ngọc ở phía nam Thái Lan.

Koh Samui là hòn đảo lớn thứ ba ở Thái, nằm trong vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Surat Thani, nổi tiếng với những bãi biển xanh cát trắng chạy dài cùng bầu không khí sôi động rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời tưng bừng, náo nhiệt của những ngày hè. Tuy nhiên, ở Koh Samui còn có một "đặc sản" dành cho những du khách muốn có được những trải nghiệm khác biệt, muốn thử một lần chiến thắng bản thân mình, đó là hành trình detox mà nhiều người vẫn thường ví von đó là một cuộc "hành xác".

Detox là phương pháp giúp thanh lọc chất thải và độc tố từ thức ăn, môi trường ô nhiễm và thậm chí là thanh lọc cả trí óc, giúp xua đuổi sự giận dữ và những cảm xúc xấu trong mỗi người. Detox còn phải kết hợp với ngồi thiền, tập yoga và massage.

Nguồn: giaoduc.net.vn

Link: http://giaoduc.net.vn/xa-hoi/chinh-phu-dang-dung-tat-ca-cac-bien-phap-de-bao-ve-ngu-dan/299283.gd

Ra chính sách 'trên trời', chưa ai bị giáng chức?

 “Hàng chục năm nay chưa thấy cán bộ nào bị thôi việc hay giáng chức, bồi thường do ban hành văn bản bất hợp lý”, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Lê Thị Nga phát biểu trong phiên thảo luận hội trường về kinh tế xã hội sáng nay. 

  


 Lọt lưới 

Trong 7 phút ngắn, bà Lê Thị Nga (ĐB tỉnh Thái Nguyên) dành thời gian phân tích nguyên nhân của tình trạng hành chính sách “trên trời” gây bức xúc dư luận suốt thời gian qua.

“Nhiều bộ ngành đã đề xuất hoặc trực tiếp ban hành các quy định xa rời thực tế, thiếu khả thi, cá biệt còn trái luật như báo chí đã nêu. Những văn bản như vậy gây bức xúc dư luận, mất lòng tin trong dân, mất uy tín nhà nước, giảm hiệu lực quản lý. Do không khả thi nên nhiều quy định có cũng như không, tạo tình trạng nhờn pháp luật”, bà Nga nói.

Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Lê Thị Nga: Không loại trừ chính các bộ ngành vì lợi ích cục bộ, đẩy cái khó cho người khác. Ảnh: Minh Thăng 

Có những quy định bất hợp lý dù mới chỉ dưới dạng dự thảo nhưng đã gây xáo trộn tâm lý, đời sống người dân, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh vì DN và người dân thường đón đầu xu hướng thay đổi chính sách để điều chỉnh tiêu dùng, định hướng sản xuất kinh doanh.

Nguyên nhân của hiện tượng trên, theo bà Nga, một phần do các quy định của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa được chấp hành nghiêm. Trong đó, một phần do chất lượng của công tác thẩm định và kiểm tra văn bản.

“Công tác thẩm định của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành theo thẩm quyền chưa tốt, giữ vai trò gác cổng nhưng đã để lọt lưới khá nhiều”, bà Nga lưu ý.

Cũng theo Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp, quy định chế tài xử phạt là cần thiết, nhưng cách xây dựng chính sách lại làm cho người dân có cảm giác như chỉ thiên về xử phạt nhiều hơn, trong khi đây là biện pháp cuối cùng để chính sách đi vào cuộc sống. Đặc biệt là chỉ nên áp dụng sau khi Nhà nước đã đảm bảo đủ điều kiện cho người dân tự giác chấp hành.

 Ai hưởng lợi? 

Một nguyên nhân khác, theo bà Lê Thị Nga, đó là các quy định chưa bảo đảm tính công bằng, nghiêm minh.

Bà phân tích, suốt 6 năm qua các cơ quan có trách nhiệm đã buông lỏng quản lý chất lượng và quản lý thị trường ngay từ khâu nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh. Khi UB An toàn giao thông quốc gia vào cuộc mới phát hiện số mũ không đảm bảo chất lượng phổ biến tới 70%.

“Thay vì xử lý nghiêm các cá nhân có trách nhiệm quản lý thị trường, tiêu chuẩn chất lượng thì một số bộ lại đề xuất giải pháp phạt người tiêu dùng khi họ tham gia giao thông”.

 Xem clip phát biểu của bà Lê Thị Nga: 

Theo bà Nga, cử tri có quyền đặt câu hỏi, khi thì buông lỏng bỏ mặc cho mũ rởm hoành hành, khi thì thắt chặt quản lý đột ngột và đề xuất xử phạt người tiêu dùng, tất yếu sẽ tạo ra một cơn sốt mũ chuẩn. Ai bị thiệt hại? Ai được hưởng lợi?

“Số đông người dân đều mong mua được mũ tốt để bảo vệ sức khỏe. Việc hàng ngàn tỷ đồng của dân bỏ ra để mua phải 70% mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng để lưu hành 37 triệu xe máy thuộc trách nhiệm của ai? Không lẽ chỉ là lỗi của dân. Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Khoa học cần làm rõ để trả lời cử tri”, bà Nga đề nghị.

Một số nguyên nhân khác cũng được bà Nga chỉ ra như, văn bản ban hành quá chậm không theo kịp yêu cầu cuộc sống. Chẳng hạn, nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu rất bất hợp lý, song mặc cho cử tri kiến nghị nhiều lần thì nghị định này vẫn “án binh bất động” không hề được sửa đổi.

Trong khi đó, suốt thời gian qua còn xuất hiện những cuộc tranh luận gay gắt, trái chiều giữa các bộ. “Có khi trong 1 tuần, 1 tháng mà các bộ liên tục đưa ra nhiều quan điểm khác nhau trong cùng 1 chính sách, thể hiện sự bất nhất, thiếu tầm nhìn và thiếu vai trò điều phối trong tư duy quản lý điều hành”, bà Nga nhấn mạnh.

Theo bà Nga, trong một số trường hợp, Bộ Tư pháp tuy đã thể hiện tốt vai trò, chính kiến bằng việc đề xuất tạm dừng. Song vẫn có trường hợp phản ứng chậm, hoặc không đủ thẩm quyền nên phải đẩy lên Thủ tướng, như việc ghi tên cha mẹ trên chứng minh thư.

Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp cũng đặt vấn đề, trách nhiệm thẩm định văn bản lại thuộc về chính pháp chế của bộ ngành đó, nên không loại trừ chính các bộ ngành vì lợi ích cục bộ, muốn tạo thuận lợi cho mình nên đẩy cái khó cho người khác.

Nguyên nhân cuối cùng, theo bà Nga, là do thực trạng một số công chức tham mưu, soạn thảo, thẩm định có dấu hiệu quan liêu, năng lực hạn chế…

“Song hàng chục năm nay chưa thấy cán bộ nào bị thôi việc hay giáng chức, bồi thường do ban hành văn bản sai”, bà Nga băn khoăn.

Để khắc phục tình trạng trên, bà Nga đề nghị Quốc hội sớm tiến hành giám sát tối cao về chấp hành luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra, Chính phủ cần xây dựng cơ chế thẩm định thông tư khách quan hơn, tiến tới bổ sung vào luật và tăng thẩm quyền cho cơ quan kiểm tra văn bản sau khi ban hành.

 Lê Nhung  ghi
 
 Nguồn clip: VTV 


Ngôi nhà độc nhất vô nhị trên dòng sông Drina ở Serbia, với không gian sống vô cùng độc đáo là ngôi nhà đã được ấp ủ gần 40 năm để xây dựng.

Gần 40 năm ấp ủ giấc mơ được sống trên dòng sông Drina, ông Milija Mandic đã hoàn thiện được căn nhà mà ông đã từng mơ ước. Đó là ngôi nhà gỗ nhỏ trên một tảng đá nhô lên ở giữa dòng sông Drina, gần thị trấn Bajina Basta.

Nguồn: vietnamnet.vn

Link: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/123271/ra-chinh-sach--tren-troi---chua-ai-bi-giang-chuc-.html

Nông thôn đang nhếch nhác

 NNVN tiếp tục nhận được nhiều ý kiến phản hồi khi đăng tải chuyên đề "Mối lo làng quê". Những câu chuyện đáng buồn về nông thôn hiện nay được số lượng độc giả rất lớn quan tâm. Rất nhiều ý kiến chia sẻ những điều NNVN phản ánh như "Vỡ làng", "Bi kịch không được nghèo"... là phổ biến, là thực trạng chung của nông thôn hiện nay. 

  NNVN tiếp tục nhận được nhiều ý kiến phản hồi khi đăng tải chuyên đề "Mối lo làng quê". Những câu chuyện đáng buồn về nông thôn hiện nay được số lượng độc giả rất lớn quan tâm. Rất nhiều ý kiến chia sẻ những điều NNVN phản ánh như "Vỡ làng", "Bi kịch không được nghèo"... là phổ biến, là thực trạng chung của nông thôn hiện nay. 

  

 Nếu đọc những bài viết trên và có sống ở nông thôn mới thấy nông thôn đang bất ổn và vị phá vỡ cấu trúc hơn thành phố nhiều lần. Chưa bao giờ bộ mặt nông thôn lại nhếch nhác, lắm tệ nạn như hiện nay. Tôi thấy ở thành phố an toàn nhiều lần so với nông thôn. Cảm ơn tác giả Dương Đình Tường đã phân tích sâu sắc, chính xác về nông thôn như những nhà văn trước đây như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Kim Lân...  (  sonkhiemkhanh@yahoo.com  ) 

 "Thật ra, nền kinh tế của ta chỉ biết dựa vào cái gì dân có (đất đai, tài nguyên và của cải tích lũy trong dân) và sức lao động rẻ mạt, chứ hoàn toàn không có một chút chất xám hay tài nghệ gì. Một nền kinh tế không sinh lợi mà chỉ bán dần những gì mình có, và người hứng chịu những chính sách này lại là người nông dân họ ráng dành lại những gì sắp mất thôi"  (Đình Anh) 

 "Đọc bài báo "Bi kịch không được nghèo" mà khóc được. Phải có tiêu chí là căn cứ vào thu nhập của người dân. Đằng này lại căn cứ vào chỉ tiêu để thoát nghèo, thế là xã báo cáo huyện, huyện báo cáo tỉnh... Năm nay đã có thành tích giảm hộ nghèo trong khi đó người dân vẫn ăn khoai thay cơm (khoai cũng đi xin)”.  (  hoanghongphi@gmail.com  ) 

 “Có ai muốn phấn đấu vào hộ nghèo làm gì đâu, nhưng ốm đau, bệnh tật không làm đuợc thì biết làm sao? Tôi nghĩ nên xem xét những hộ nghèo thực sự để Nhà nước có chính sách hỗ trợ, giúp họ thoát nghèo chứ đừng có bắt họ phải thoát nghèo theo chỉ tiêu”.  (Dohashoe) 

 “Ở quê tôi cũng vậy. Nghèo mà lại không được nghèo. Cả thôn có rất nhiều hộ nghèo nhưng chỉ tiêu giao chỉ được có 21 hộ mà thôi”.  (Bốn)  

 “Trời ơi, thoát nghèo để đạt được cái danh hiệu tiên tiến của thôn, xã, huyện và tỉnh. Thực sự các cơ quan chức năng có hiểu người dân nông thôn sống khổ thế nào đâu, lấy chỉ tiêu thoát nghèo làm gì khi trên đời còn quá nhiều gia cảnh đáng thương tâm, ngay tại nơi mà gọi là không còn hộ nghèo nữa”  (Hạnh Phúc) 

 "Rất nhiều tỉnh thành trong nước mình mà người nghèo đang phải chịu cảnh bất công. Có rất nhiều cá nhân và tổ chức ủng hộ quỹ Vì người nghèo, vậy mà nghèo vẫn hoàn nghèo? Người ta lấy tiền trên bát cơm của người nghèo thì thật quá đáng. Chính quyền muốn người dân thoát nghèo, xóa danh sách hộ nghèo là để đạt chỉ tiêu mà chính quyền, cấp trên đề ra. Nhưng trên thực tế nghèo vẫn hoàn nghèo. Ở quê tôi cũng vậy thôi”.  (Hoàng Phương) 


Theo đó, từ nay đến năm 2015, TP sẽ xây dựng bến, cầu tàu, nhà chờ tại 18 vị trí. Việc đầu tư xây dựng bến, cầu tàu sẽ được xã hội hóa, trong đó ưu tiên cho các nhà đầu tư đang có phương tiện khai thác các tuyến du lịch tầm gần như Bạch Đằng - Củ Chi, Bạch Đằng - Bình Quới, Bạch Đằng - quận 9… Việc quản lý bến, cầu tàu, nhà chờ dự kiến sẽ giao cho UBND các quận, huyện (thu phí phương tiện cập bến, thu phí quảng cáo, bãi giữ xe…). Tới đây, Sở GTVT sẽ xây dựng, ban hành quy chế chung về hoạt động, khai thác và kết nối các bến, tuyến du lịch đường sông.

Nguồn: nongnghiep.vn

Link: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/1/110781/nong-thon-dang-nhech-nhac.aspx

Khi trí thức trẻ về bản

 (GD&TĐ) - Chúng tôi về thăm xã Xuân Chinh, huyện miền núi Thường Xuân là một trong những xã nghèo, còn nhiều khó khăn của tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây, hình ảnh những cán bộ trẻ ở xã đang hăng say, nhiệt tình làm việc không còn xa lạ với dân bản. Đó là những trí thức trẻ tình nguyện về làm việc ở những nơi khó khăn nhất theo chương trình 30/A/2008 và dự án 600 (170/QĐ-CP) của Chính phủ. 

  

Giờ nghỉ trưa, chúng tôi cùng xuống bếp chuẩn bị bữa cơm, cùng trò chuyện với 3 cán bộ trẻ. Tôi nghe nói, bữa ăn hôm nay có món đặc sản. Tôi tò mò không biết đó là gì. Nhìn vào chiếc chậu nhỏ, tôi thấy những con nhái chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay út, đang ngoi lên khỏi chậu nước. Lê Văn Thiện - một trí thức trẻ làm phó chủ tịch UBND xã Xuân Chinh đang thoăn thoắt mổ bụng từng con nhái. Thiện nói: “Đây là món ăn đặc sản, thỉnh thoảng mới có. Hôm qua trời mưa nên em mới bắt được, mà phải trời mưa vừa chứ mưa to cũng không có”. Món nhái làm thịt xong được chiên giòn lên, thơm phức.

Học sinh Trường Tiểu học Xuân Chinh đọc sách ở thư viện. Ảnh: Nguyễn Quỳnh

Lê Văn Thiện, sinh năm 1984, quê ở xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, được phân công về công tác tại xã vùng khó Xuân Chinh vào tháng 10/2012, theo Quyết định 170/QĐ-TTg, thí điểm chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học về các xã thuộc 62 huyện nghèo của cả nước làm phó chủ tịch xã của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian đầu về công tác, Thiện cũng gặp rất nhiều khó khăn, tuổi đời còn trẻ, lại chưa quen biết phong tục tập quán của người dân, chưa quen đường rừng… nên việc chỉ đạo công việc còn hạn chế. Nhưng sau một thời gian, với lòng nhiệt tình và tâm huyết muốn giúp bà con bớt khó khăn, vất vả, Thiện đã tạo được niềm tin, sự quý mến, ủng hộ của bà con nơi đây.

Trần Thị Lan, sinh năm 1986, ở thị trấn Thường Xuân, làm cán bộ chính sách xã Xuân Chinh tâm sự: “Từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, em đã có ước mơ sau này học ra trường được về những vùng khó khăn để làm việc. Bởi em nghĩ, nếu ai cũng muốn được sống và làm việc ở những nơi điều kiện tốt, thuận lợi thì những nơi xa xôi, thiếu thốn như thế này sẽ ra sao?”. Khi mới lên đây Lan cũng sợ lắm bởi xung quanh đồi núi, vào các bản thì xa mà đường lại khó đi. Trong khi đó, Lan lại chưa biết tiếng của đồng bào dân tộc. Nhiều đêm Lan khóc vì nhớ nhà. Nhưng dân bản ở đây rất quý và quan tâm nên Lan cũng đỡ buồn hơn.

Còn bạn trẻ Hoàng Thị Hằng, sinh năm 1987, ở xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, làm cán bộ địa chính xã, thì nói: Trước đây mới đến em cũng lo lắm. Nhưng dần rồi em quen, lại thấy gắn bó với dân bản như nhà mình.

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai”, các trí thức trẻ đã chọn nơi còn nhiều khó khăn để được thử thách, khẳng định mình. Với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, tinh thần hăng say cống hiến, những cán bộ trẻ nơi đây đang ngày ngày cố gắng góp chút sức lực nhỏ bé của mình cùng lãnh đạo địa phương đưa vùng khó đi lên, chung tay cùng xây dựng làng bản ấm no, hạnh phúc.

 Nguyễn Quỳnh 


  Trước khi detox:  

Cần phải có chế độ ăn uống riêng trước khi bước vào detox thực sự để quá trình đạt được hiệu quả. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn giàu protein, bánh mỳ trắng, bánh ngọt, đường và các đồ uống có chất kích thích như cafe hay rượu. Bạn chỉ nên ăn những đồ ăn chưa qua chế biến như salad, hoa quả, ăn nhiều rau và uống thật nhiều nước.

Đặc biệt là đồ uống tẩy lọc gan 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Công thức pha chế đồ uống tẩy lọc gan gồm hỗn hợp: 2 thìa xúp đầy (hoặc 1/3 cốc) dầu ôliu, 1/3 hoặc 2/3 cốc nước chanh tươi, 3-5 nhánh tỏi, một mẩu gừng nhỏ, nửa gram ớt đỏ và đổ đầy với nước cam ép. Nếu không có nhiều thời gian tận hưởng sự nghỉ ngơi, thư giãn ở resort thì bạn nên chuẩn bị quá trình này trước ở nhà.

  Quá trình detox  :

Quá trình detox có nhiều cấp độ với các khóa kéo dài khác nhau. Thông thường đối với những người không có nhiều thời gian, đi du lịch kết hợp detox thường chọn khóa kéo dài 3,5 ngày. Còn nếu bạn có dư dả thời gian và muốn giảm cân cũng như thanh lọc cơ thể thực sự thì nên tham gia khóa 7 ngày sẽ giúp cho quá trình thải độc tố triệt để và hiệu quả hơn nhiều.

Quan trọng bạn phải xác định được rằng, thay vì đi du lịch và khám phá ẩm thực phong phú như những chuyến đi thông thường, bạn sẽ phải nhịn ăn hoàn toàn trong quá trình detox.

Mỗi ngày, cứ cách 3 giờ, bạn sẽ uống 5 loại nước uống giải độc đặc biệt được resort chuẩn bị sẵn như nước tẩy lọc gan, nước mùi tỏi, nước súp rau, nước cà rốt hay nước dừa. Những đồ uống này sẽ giúp bạn có cảm giác no và hoạt động như một tấm xốp, hút mọi chất độc ra khỏi cơ thể bạn đồng thời làm sạch ruột.

Cũng cách 3 giờ, bạn sẽ bước vào quá trình bổ sung thảo mộc (Herbal Supplements). Nó sẽ hỗ trợ cho quá trình thải độc khỏi cơ thể và làm sạch ruột nhanh hơn.

Trong suốt quá trình giải độc cơ thể, mỗi ngày bạn cũng sẽ có những giờ phút được chăm sóc, thư giãn với các dịch vụ spa để giúp cung cấp chất khoáng và chất điện phân cho cơ thể.

Hơn nữa, trong quá trình detox tại các resort ở Koh Samui, bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe, giúp cho việc giải độc của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: giaoducthoidai.vn

Link: http://giaoducthoidai.vn/channel/2778/201305/khi-tri-thuc-tre-ve-ban-1969592/

Wednesday, May 29, 2013

Băn khoăn về số liệu nợ xấu

 Sáng nay 30/5, kỳ họp thứ Năm Quốc hội khóa XIII diễn ra buổi thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế năm 2012 và những tháng đầu năm 2013. 

Tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến đồng tình với báo cáo của Quốc hội, tuy nhiên một số đại biểu còn băn khoăn về các số liệu thống kê, đặc biệt là nợ xấu của nền kinh tế.

Theo đại biểu Nguyễn Văn Hiến của Bà Rịa – Vũng Tàu, thông tin về thị trường tài chính, tiền tệ mà Chính phủ cung cấp cho đại biểu chưa sát với tình hình thực tế. Theo ông Hiến, vấn đề quan trọng của quốc gia hiện nay là xử lý nợ xấu, tồn kho bất động sản… nhưng mức độ tin cậy của số liệu liên quan lại rất thấp.

Ông Hiến dẫn chứng, cuối năm 2012, Ngân hàng Nhà nước nói nợ xấu 10%, trong khi Thanh tra NHNN lại cho rằng tỷ lệ 8,6%. Trong báo cáo kỳ họp lần này, tỷ lệ đó là 7,8% trong khi cùng thời gian UBGSTCQG đưa ra là 7,8%. Tháng 3/2013, NHNN còn đưa ra số liệu nợ xấu 6%.

Đại biểu của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho rằng, với những gì diễn ra, bản chất nợ xấu lớn hơn nhiều so với những gì đã công bố. Cho đến giờ vẫn không ai biết lượng nợ xấu tồn kho bất động sản là bao nhiêu bởi các số liệu của cơ quan quản lý, các tổ chức nghiên cứu bất động sản rất khác nhau.

Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng của tỉnh Bình Dương trong khi đó đưa ra những băn khoăn về nền kinh tế. Ông cho rằng bức tranh kinh tế có nhiều mảng tối. Hàng hóa đầy nhưng thiếu sức mua, ngân hàng tiền nhiều nhưng DN không dám mua vì cục máu đông nợ xấu.

Đại biểu Trần Du Lịch của TP. Hồ Chí Minh cũng mong muốn Quốc hội phải làm gì đó để chấm dứt giai đoạn kinh tế đi xuống, vực dậy niềm tin cho thị trường.

 Tiến Phương (lược ghi)

 Theo Trí Thức Trẻ 


Có thể là do các dịch vụ Thanh làm đều liên quan đến "trăng", như kinh doanh Nhà hàng Full Moon (Phố Trăng Hội An), hay sản phẩm phiên chợ quê Hội An mang cái tên thơ mộng "Bến sông trăng". Và cũng có thể do suy nghĩ của Thanh về nghề, về công việc kinh doanh cũng có chất lãng mạn, phiêu linh, đến "trăng" cũng thành sản phẩm độc đáo.

Khơi lại giá trị bản địa

Ý tưởng "bán trăng" xuất hiện khi Phan Xuân Thanh nhận được đơn đặt hàng một buổi tiệc đêm dành cho số khách du lịch MICE đến từ khắp thế giới.

Anh có thể đáp ứng tối đa yêu cầu của khách với cơ sở Nhà hàng Full Moon rộng hàng ngàn mét vuông, nhưng khi biết được những yêu cầu khắt khe của đối tác, Thanh chợt nghĩ đây chính là hợp đồng lý tưởng để thực hiện một sản phẩm độc đáo nhất từ trước đến nay trong văn hóa ẩm thực.

Những ngày sau đó, kịch bản của phiên chợ quê mang cái tên "Bến sông trăng" được gửi đến khách hàng, và họ đã kinh ngạc lẫn thích thú khi thấy bữa tiệc tối của tập đoàn đã được biến thành chuyến đi tham dự một phiên chợ quê thế kỷ XIX, tận hưởng tất cả những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa của thương cảng Hội An trên bến dưới thuyền trong một đêm trăng rực rỡ.

Nguồn: cafef.vn

Link: http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/ban-khoan-ve-so-lieu-no-xau-2013053010090740317ca34.chn

Xử lí 768 vụ buôn lậu gia cầm

 (HQ Online)- Trong 4 tháng triển khai Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép (Đề án 2088), tại khu vực phía Bắc đã có 768 vụ vi phạm được phát hiện, xử lí. 

Gia cầm nhập lậu do Hải quan Cao Bằng phát hiện, bắt giữ. (Ảnh: HQ Cao Bằng).

 Hết công khai, rút vào bí mật! 

Thống kê trên vừa được Bộ Công Thương đưa ra trong báo cáo đánh giá 4 tháng thực hiện Đề án 2088 (theo Quyết định 2088/QĐ-TTg ngày 31-12-2012 của Thủ tướng Chính phủ).

Số lượng tang vật bắt giữ, tiêu hủy là 32.000 kg gà lông, 96.274 kg gà thịt, 446.993 quả trứng gà Trung Quốc, 96.799 kg phụ phẩm gia cầm, hơn 630.000 gà, vịt giống…

Một số địa phương có kết quả xử lí lớn như Lạng Sơn xử lí 247 trường hợp (tang vật hơn 140.000 gà giống, 53.002 kg gà thịt…); Hà Nội xử lí 93 trường hợp (tang vật 25.660 kg gà lông, 172.780 trứng gà Trung Quốc, 4.292 kg gà thịt); Quảng Ninh xử lí 78 vụ (tang vật 52.060 trứng gà Trung Quốc, 170.688 gà giống, 30.406 kg gà thịt…).

Bộ Công Thương đánh giá việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp đã làm giảm tình trạng buôn lậu gia cầm ở nội địa, nhất là Hà Nội. Đặc biệt, các địa phương trọng điểm đã kiểm soát được tình hình, không còn tình trạng buôn lậu công khai. Các địa phương cũng thống kê được những đầu nậu buôn lậu gia cầm. Tại Lạng Sơn việc cấp giấy chứng nhận thú y sai quy định của Chi cục Thú Y Lạng Sơn đã được cơ quan chức năng xử lí.

Các đường dây lớn và nhiều đối tượng thường xuyên buôn lậu gia cầm đã ngừng hoạt động hoặc thay đổi phương thức hoạt động. Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao nên hiện nay xuất hiện thủ đoạn buôn lậu, vận chuyển trái phép mới là lập ngay các lò mổ dọc biên giới, sau đó dùng nhiều loại phương tiện khác nhau (kể xả xe du lịch) vận chuyển thành phẩm về nội địa tiêu thụ.

Theo Bộ Công Thương, vẫn còn tình trạng buôn lậu gia cầm giống, trứng gia cầm và một lượng gia cầm nhập lậu được hợp thức hóa khi được nuôi nhốt tại một số địa phương, chú yếu những địa phương giáp ranh các tỉnh biên giới.

 Chấn chỉnh sai phạm trong công tác kiểm dịch 

Đó là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại giao ban trực tuyến đánh giá kết quả 4 tháng triển khai Đề án 2088, được Văn phòng Chính phủ thông báo tại văn bản 199/TB-VPCP ngày 23- 5.

Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra việc kiểm dịch và cấp giấy kiểm dịch gia cầm, hướng dẫn và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm. Tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ đối với các cơ quan thú y cấp giấy kiểm dịch. Có biện pháp bảo đảm nguồn cung gia cầm, giống gia cầm trong nước đáp ứng nhu cầu về số lượng, chủng loại với giá hợp lí; hỗ trợ giống, thuốc thú y và vắc xin phòng, chống dịch cho đàn gia cầm của địa phương.

Bộ Công Thương tiếp tục làm tốt vai trò cơ quan thường trực thực hiện Đề án 2088; hướng dẫn địa phương thực hiện báo cáo theo các nội dung cụ thể. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan về việc bố trí kinh phí hỗ trợ triển khai thực hiện Đề án; lựa chọn chủng loại, đơn vị cung cấp thiết bị tiêu hủy gia cầm, chuyển UBND TP. Hà Nội trước ngày 30-5.

Bộ Công an tiếp tục rà soát, cập nhật danh sách các đối tượng cầm đầu các đường dây buôn lậu gia cầm, tổ chức theo dõi thường xuyên, kịp thời phát hiện và có biện pháp đấu tranh, xử lí thích đáng các đối tượng vi phạm cam kết đã kí.

Bộ Y tế vận động các cơ sở kí cam kết không kinh doanh, chế biến gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các cam kết này; tiếp tục phân tích kiểm tra xác định tồn dư hóa chất trong gia cầm nhập lậu và thông tin rộng rãi về tác hại đối với sức khỏe người tiêu dùng.

UBND các tỉnh, thành phố trựng thuộc trung ương phía Bắc chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động giết mổ, chế biến, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm tại các cơ sở giết mổ tập trung, chợ đầu mối, chợ dân sinh và cửa hàng kinh doanh gia cầm; chỉ đạo cấp ủy, UBND các xã giáp biên giới trong việc kiểm tra, giám sát không để xảy ra tình trạng vận chuyển, hợp thức hóa, giết mổ gia cầm nhập lậu trên địa bàn…

 N.Quốc 


 Là Việt kiều Đan Mạch, Nguyễn Thanh Tùng đặc biệt yêu thích phong cảnh và ẩm thực Việt Nam. Cứ sau năm, bảy tháng làm công việc đầu bếp tại các khách sạn cao cấp ở Luân Đôn, anh lại về nước để đi du lịch. Năm 2004, anh đã vượt quãng đường 1.800 cây số từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh bằng chiếc xe đạp mini. 

 

 

 Đọc E-paper  

Tháng 3/2011, Thanh Tùng lại túc tắc đạp xích lô từ Hà Nội vào Nha Trang. Sau một thời gian về Đan Mạch trau dồi nghề nghiệp và kiếm tiền, đến tháng 12/2011 anh về Việt Nam, tiếp tục cuộc hành trình dở dang từ Nha Trang đến Cà Mau cũng bằng chiếc xích lô.

 Những kỷ niệm khó quên với chiếc xe độc đáo 

Đầu bếp mê khám phá này cho rằng phong cảnh Việt Nam rất đẹp và người dân rất hiếu khách, nếu đi du lịch bằng xe máy thì khó mà cảm nhận hết điều đó. Vì thế anh thích đi dọc đất nước một cách thong thả bằng các phương tiện có tốc độ thấp hơn.

 

Nguồn: www.baohaiquan.vn

Link: http://www.baohaiquan.vn/pages/xu-li-768-vu-buon-lau-gia-cam.aspx

Chấn chỉnh giao thông Hà Nội

 TP - Sáng 29/5, tại trụ sở Chính phủ diễn ra Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo đảm trật tự ATGT quý II/2013 và nhiệm vụ thời gian tới. 

Đề cập tình trạng bến xe khách lộn xộn, quá tải, xe taxi tại thành phố lớn, Hà Nội “chặt chém” du khách, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia, nói: “Bến xe lộn xộn, taxi gian dối, tranh giành lừa hành khách, tôi thấy không có thành phố nào có tình trạng như Hà Nội.

Công an Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội phải nghiêm túc chấn chỉnh, chỉ đạo quyết liệt để chấm dứt tình trạng này. Nếu không làm được tôi sẽ kết luận Công an Hà Nội và Sở GTVT Hà Nội bảo kê trái phép cho các doanh nghiệp vận tải”.

Ông Nguyễn Quốc Hùng -Giám đốc Sở GTVT Hà Nội thừa nhận thực tế trên và cho biết: Hà Nội đã có kế hoạch sắp xếp lại các bến xe theo hướng giảm tải lượng xe tại các bến xe, giữa tháng 7 sẽ tổ chức sắp xếp lại các bến xe khách theo hướng có lợi cho người dân và các công ty xe khách. Đầu tháng 6, Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị chấn chỉnh xe taxi.

Bảo An


Du lịch kết hợp detox (giải độc cơ thể) đang trở thành một 'đặc sản' thu hút nhiều người đến với hòn đảo ngọc ở phía nam Thái Lan.

Koh Samui là hòn đảo lớn thứ ba ở Thái, nằm trong vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Surat Thani, nổi tiếng với những bãi biển xanh cát trắng chạy dài cùng bầu không khí sôi động rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời tưng bừng, náo nhiệt của những ngày hè. Tuy nhiên, ở Koh Samui còn có một "đặc sản" dành cho những du khách muốn có được những trải nghiệm khác biệt, muốn thử một lần chiến thắng bản thân mình, đó là hành trình detox mà nhiều người vẫn thường ví von đó là một cuộc "hành xác".

Detox là phương pháp giúp thanh lọc chất thải và độc tố từ thức ăn, môi trường ô nhiễm và thậm chí là thanh lọc cả trí óc, giúp xua đuổi sự giận dữ và những cảm xúc xấu trong mỗi người. Detox còn phải kết hợp với ngồi thiền, tập yoga và massage.

Nguồn: www.tienphong.vn

Link: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/629566/chan-chinh-giao-thong-ha-noi-tpp.html

Mưa lũ lớn gây thiệt hại nghiêm trọng tại Bắc Kạn

 Rạng sáng 30/5, mưa to đã gây ngập úng gần như toàn bộ các tuyến đường của thị xã Bắc Kạn và gây sạt lở nhiều tuyến đường. 

Mưa to đã gây ngập úng các tuyến đường. (Ảnh: Nguyễn Trình/Vietnam+)


Theo thông tin ban đầu, một thanh niên 18 tuổi tại Đổng Xá, huyện Na Rỳ đã bị sét đánh chết; hồ chứa nước Khuổi Tẩu, thuộc xã Tân Tiến, huyện Bạch Thông bị vỡ đập.
Toàn bộ các tuyến đường ở thị xã Bắc Kạn như Hùng Vương, Thanh Niên, Đội Kỳ, Kon Tum, Nguyễn Văn Tố và dọc tuyến quốc lộ 3 thuộc địa phận thị xã đều bị ngập nặng, các phương tiện không thể đi lại được.
Quốc lộ 3 tại KM176, trên đỉnh Đèo Giàng bị sạt lở gây tắc đường, hiện đã điều máy xúc san gạt tạo đường tránh. Tỉnh lộ 258 từ Bạch Thông đi Ba Bể bị tắc hoàn toàn do đật sạt lở chắn hết đường tại Km1, Km2 và Km9; tỉnh lộ 257 cũng bị tắc do đường tránh thi công cầu tại Km39 bị trôi.
Hiện tuy lượng mưa có giảm nhưng nước vẫn chưa rút, các tuyến phố thị xã Bắc Kạn vẫn mênh mông nước, xe cứu hỏa đang phải tập trung hút nước ở những khu vực đông dân cư, ngập nước vào nhà.
Xe của đoàn cứu hộ bị tắc ở Cẩm Giàng (Bạch Thông) do nước lớn, đường bị lở./.

Nguyễn Trình (Vietnam+)


Theo đó, từ nay đến năm 2015, TP sẽ xây dựng bến, cầu tàu, nhà chờ tại 18 vị trí. Việc đầu tư xây dựng bến, cầu tàu sẽ được xã hội hóa, trong đó ưu tiên cho các nhà đầu tư đang có phương tiện khai thác các tuyến du lịch tầm gần như Bạch Đằng - Củ Chi, Bạch Đằng - Bình Quới, Bạch Đằng - quận 9… Việc quản lý bến, cầu tàu, nhà chờ dự kiến sẽ giao cho UBND các quận, huyện (thu phí phương tiện cập bến, thu phí quảng cáo, bãi giữ xe…). Tới đây, Sở GTVT sẽ xây dựng, ban hành quy chế chung về hoạt động, khai thác và kết nối các bến, tuyến du lịch đường sông.

Nguồn: www.vietnamplus.vn

Link: http://www.vietnamplus.vn/home/mua-lu-lon-gay-thiet-hai-nghiem-trong-tai-bac-kan/20135/199826.vnplus

Sài Gòn mưa nhẹ sáng 30-5, báo hiệu Nam bộ mưa nhiều

 TTO - Sau một đêm oi bức, sáng 30-5, một số khu vực ở Sài gòn đã có mưa nhè nhẹ, sau đó trời nhiều nơi khá dịu nắng. 

Mưa nhè nhẹ một vài khu vực Tân Bình, Phú Nhuận lúc 7g20 sáng 30-5 - Ảnh: M.CMưa vừa cũng có thể gây ngập nhiều con đường ở TP.HCM - Ảnh: Đức Phú (ảnh tư liệu)

Các tỉnh tại khu vực Nam bộ trong những ngày tới được nhận định sẽ có mưa trên diện rộng kèm theo dông, lốc, sấm sét, đặc biệt đối với du lịch đường sông - biển ra các đảo cần chú ý.

Theo thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan - Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, nguyên nhân dẫn đến mưa nhiều tại Nam bộ do ảnh hưởng bởi rãnh thấp xích đạo kết hợp với các nhiễu động từ biển vào và gió tây nam phát triển. Tại khu vực bắc miền Đông, TP.HCM mưa thường tập trung chiều, tối nhưng tại các tỉnh ven biển miền tây như Cà Mau, Kiên Giang mưa xuất hiện sớm hơn.

Mưa nhiều nên nhiệt độ tại Nam bộ cũng giảm, nhiệt độ phổ biến mức 32-34 độ C, một số nơi có thể đạt 35 độ C, hơi oi bức nếu không có mưa. Khu vực nào xuất hiện mưa từ sáng sớm, nhiệt độ có thể giảm xuống dưới 30 độ C.

Trong khi đó, tại Bắc bộ do ảnh hưởng của vùng áp thấp phía tây kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao đã có mưa to đến rất to ở khu vực đông bắc. Cụ thể ở Móng Cái (Quảng Ninh) đã có mưa đến 205mm, Sơn Động: 80mm, Cẩm Đàn, Chũ: 46mm. Mưa nhiều nên sông Lục Nam tại Cẩm Đàn, Chũ, Lục Nam đã xuất hiện lũ nhỏ.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, từ ngày 29 đến ngày 31-5, trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình có khả năng xuất hiện một đợt lũ tiểu mãn, với biên độ lũ lên từ 1 đến trên 3m. Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất có thể xảy ra ở các tỉnh vùng núi phía Bắc.

QUANG KHẢI


 Là Việt kiều Đan Mạch, Nguyễn Thanh Tùng đặc biệt yêu thích phong cảnh và ẩm thực Việt Nam. Cứ sau năm, bảy tháng làm công việc đầu bếp tại các khách sạn cao cấp ở Luân Đôn, anh lại về nước để đi du lịch. Năm 2004, anh đã vượt quãng đường 1.800 cây số từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh bằng chiếc xe đạp mini. 

 

 

 Đọc E-paper  

Tháng 3/2011, Thanh Tùng lại túc tắc đạp xích lô từ Hà Nội vào Nha Trang. Sau một thời gian về Đan Mạch trau dồi nghề nghiệp và kiếm tiền, đến tháng 12/2011 anh về Việt Nam, tiếp tục cuộc hành trình dở dang từ Nha Trang đến Cà Mau cũng bằng chiếc xích lô.

 Những kỷ niệm khó quên với chiếc xe độc đáo 

Đầu bếp mê khám phá này cho rằng phong cảnh Việt Nam rất đẹp và người dân rất hiếu khách, nếu đi du lịch bằng xe máy thì khó mà cảm nhận hết điều đó. Vì thế anh thích đi dọc đất nước một cách thong thả bằng các phương tiện có tốc độ thấp hơn.

 

Nguồn: tuoitre.vn

Link: http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/551080/sai-gon-mua-nhe-sang-30-5-bao-hieu-nam-bo-mua-nhieu.html

Vẫn còn 66 vụ việc phức tạp chưa được giải quyết dứt điểm

 KTĐT - Ngày 29/5, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã gửi tới các ĐBQH báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2012 và 4 tháng đầu năm 2013. 

Theo đó, tính đến ngày 15/5/2013, cả nước đã giải quyết 462/528 vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Hiện nay còn 66/528 vụ việc (12,5%) chưa được giải quyết dứt điểm. Theo ông Huỳnh Phong Tranh, nội dung khiếu nại chủ yếu trong lĩnh vực đất đai, chiếm 77,51% tổng số đơn khiếu nại. Còn lại là các vụ việc khiếu nại về nhà ở, chính sách người có công, BHXH, thi hành án dân sự... Nội dung tố cáo trong lĩnh vực hành chính chiếm tỷ lệ 93,7%, chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức cố ý làm trái, chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi...

\


Có thể là do các dịch vụ Thanh làm đều liên quan đến "trăng", như kinh doanh Nhà hàng Full Moon (Phố Trăng Hội An), hay sản phẩm phiên chợ quê Hội An mang cái tên thơ mộng "Bến sông trăng". Và cũng có thể do suy nghĩ của Thanh về nghề, về công việc kinh doanh cũng có chất lãng mạn, phiêu linh, đến "trăng" cũng thành sản phẩm độc đáo.

Khơi lại giá trị bản địa

Ý tưởng "bán trăng" xuất hiện khi Phan Xuân Thanh nhận được đơn đặt hàng một buổi tiệc đêm dành cho số khách du lịch MICE đến từ khắp thế giới.

Anh có thể đáp ứng tối đa yêu cầu của khách với cơ sở Nhà hàng Full Moon rộng hàng ngàn mét vuông, nhưng khi biết được những yêu cầu khắt khe của đối tác, Thanh chợt nghĩ đây chính là hợp đồng lý tưởng để thực hiện một sản phẩm độc đáo nhất từ trước đến nay trong văn hóa ẩm thực.

Những ngày sau đó, kịch bản của phiên chợ quê mang cái tên "Bến sông trăng" được gửi đến khách hàng, và họ đã kinh ngạc lẫn thích thú khi thấy bữa tiệc tối của tập đoàn đã được biến thành chuyến đi tham dự một phiên chợ quê thế kỷ XIX, tận hưởng tất cả những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa của thương cảng Hội An trên bến dưới thuyền trong một đêm trăng rực rỡ.

Nguồn: www.ktdt.com.vn

Link: http://www.ktdt.com.vn/news/detail/363082/van-con-66-vu-viec-phuc-tap-chua-duoc-giai-quyet-dut-diem.aspx

Giá dịch vụ y tế mới tác động mạnh đến người không có bảo hiểm

 KTĐT - Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội vừa gửi báo cáo tới ĐBQH bày tỏ ý kiến về giá dịch vụ y tế và BHYT. 

Theo đó, đến nay đã có 61/63 tỉnh, TP trực thuộc T.Ư đã triển khai thực hiện Thông tư 04 về giá dịch vụ y tế mới, với mức tăng trung bình khoảng 65 - 85% so với mức giá tối đa được quy định. Dự kiến, nửa cuối năm nay Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sẽ áp dụng giá dịch vụ y tế mới theo Thông tư này. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai, sau gần 20 năm, giá dịch vụ y tế mới được điều chỉnh, việc thay đổi lần này thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn cho các bệnh viện, nâng cao quyền lợi cho bệnh nhân có BHYT và vận hành chính sách theo đúng quy luật. Tuy nhiên, giá dịch vụ y tế điều chỉnh cũng là gánh nặng đối với người chưa có thẻ BHYT (khoảng 33% dân số), phần nào tác động đến chỉ số lạm phát.


Có thể là do các dịch vụ Thanh làm đều liên quan đến "trăng", như kinh doanh Nhà hàng Full Moon (Phố Trăng Hội An), hay sản phẩm phiên chợ quê Hội An mang cái tên thơ mộng "Bến sông trăng". Và cũng có thể do suy nghĩ của Thanh về nghề, về công việc kinh doanh cũng có chất lãng mạn, phiêu linh, đến "trăng" cũng thành sản phẩm độc đáo.

Khơi lại giá trị bản địa

Ý tưởng "bán trăng" xuất hiện khi Phan Xuân Thanh nhận được đơn đặt hàng một buổi tiệc đêm dành cho số khách du lịch MICE đến từ khắp thế giới.

Anh có thể đáp ứng tối đa yêu cầu của khách với cơ sở Nhà hàng Full Moon rộng hàng ngàn mét vuông, nhưng khi biết được những yêu cầu khắt khe của đối tác, Thanh chợt nghĩ đây chính là hợp đồng lý tưởng để thực hiện một sản phẩm độc đáo nhất từ trước đến nay trong văn hóa ẩm thực.

Những ngày sau đó, kịch bản của phiên chợ quê mang cái tên "Bến sông trăng" được gửi đến khách hàng, và họ đã kinh ngạc lẫn thích thú khi thấy bữa tiệc tối của tập đoàn đã được biến thành chuyến đi tham dự một phiên chợ quê thế kỷ XIX, tận hưởng tất cả những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa của thương cảng Hội An trên bến dưới thuyền trong một đêm trăng rực rỡ.

Nguồn: www.ktdt.com.vn

Link: http://www.ktdt.com.vn/news/detail/363081/gia-dich-vu-y-te-moi-tac-dong-manh-den-nguoi-khong-co-bao-hiem.aspx

Về “Vấn nạn xe khách xuyên tâm, xe trái tuyến , xe dù, bến cóc” đang hoành hành ở Thủ đô Hà Nội: Báo cáo của Sở GTVT Hà Nội có trung thực?

 Sau khi hàng loạt cơ quan báo chí lên tiếng về những bất cập, khuất tất trong quản lý vận tải dẫn đến “vỡ” bến Mỹ Đinh, ngày 25/4/2013 TP Hà Nội đa có công văn số 1703/VP-QHXDGT chỉ đạo Sở GTVT Hà Nội xem xét trả lời báo chí. Ngày 10/5/2013, Sở GTVT Hà Nội có công văn số 560/BC-SGTVT báo cáo về bến xe khách Mỹ Đinh gửi UBND TP, Ban Tuyên giáo Thành ủy. Tuy nhiên, báo cáo của Sở GTVT Hà Nội đa né tránh, bỏ qua nhiều vấn đề cốt lõi mà dư luận rất bức xúc và đang quan tâm. Để hiểu rõ bản chất và thực trạng, Báo NB&CL xin bày tỏ quan điểm như sau: 

 Một là:  Về việc Sở GTVT Hà Nội thừa nhận tình trạng quá tải tại bến xe Mỹ Đình và lý giải nguyên nhân của tình trạng trên là do nhu cầu đi lại của người dân quá cao, việc cho nhiều xe vào bến xe Mỹ Đình không chỉ do Sở GTVT mà còn cả Tổng Cục Đường bộ Việt Nam và các Sở GTVT khác. Từ tháng 4/2010, Sở GTVT Hà Nội mới có quyền chấp thuận cho xe khách liên tỉnh vào bến hoạt động, trước đó do Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Sở GTVT và phía bến xe. 

Như vậy Sở GTVT Hà Nội đa vô can trong vụ “vỡ” bến Mỹ Đình!?

Trước tiên, cần phải nhắc lại văn bản số 4023/GTCC-VTCN ngày 27/12/2006 “Định hướng quy hoạch vận tải khách liên tỉnh tại các bến xe năm 2007 trên địa bàn TP Hà Nội".  Theo đó các tuyến xe phía Nam tổ chức tại các BX Giáp Bát, Nước Ngầm, Lương Yên, các tuyến phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam tổ chức tại BX Mỹ Đình, các tuyến phía Bắc, Đông, Đông Bắc tổ chức tại BX Gia Lâm, Lương Yên. Bến xe Mỹ Đình công suất tối đa 800 lượt xe/ngày. Tiếp đó, ngày 14/10/2009, Sở GTVT Hà Nội ban hành Thông báo số 1382/TB-GTVT với nội dung yêu cầu dừng tiếp nhận các tuyến vận tải khách liên tỉnh từ BX Mỹ Đình đi BX các tỉnh (TP) phía Đông, Đông Nam, Nam thành phố Hà Nội. Các DN vận tải có nhu cầu đăng ký mới, đăng ký bổ sung phương tiện khai thác các tuyến trên đề nghị đăng ký bến đến (bến đi) là BX Yên Nghĩa, Hà Đông thay cho BX Mỹ Đình... 

Nhưng, thực tế đa diễn ra hoàn toàn trái ngược! Không những không duy trì được công suất 800 lượt/ngày, không hạn chế được số lượt xe vào bến sau khi có văn bản hạn chế (TB 1382) mà chính người ký ban hành văn bản hạn chế lại ký bổ sung xe vào bến đến nỗi số lượng xe tại bến Mỹ Đình tăng lên từ trên 1.000 lượt xe/ngày (tại thời điểm ban hành TB 1382) lên đến gần 1.600 xe/ngày.

Đến đây cần đặt ra một câu hỏi: Ông Giám đốc Sở GTVT Hà Nội có biết Sở đa ban hành văn bản về Quy hoạch vận tải khách liên tỉnh số 4023/GTCC-VTCN và Thông báo v/v hạn chế phương tiện vào BX Mỹ Đình số 1382  hay không? Và tại sao vẫn bố trí xe tuyến phía Nam và các tuyến xe khác bổ sung xe vào BX Mỹ Đình gây nên quá tải? Sở GTVT viện cớ "Dân cư khu vực Mỹ Đình quá đông và để đảm bảo đi lại thuận lợi cho người dân khu vực BX Mỹ Đình"  để bao biện cho việc không thực hiện những văn bản của chính mình ban hành. Vậy Sở GTVT hãy lý giải cho việc TP phải cấm xe máy, ô tô vào khu phố cổ, cấm đi ngược chiều ở một số đường phố, cấm xe tải vào nội đô và việc phải đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng BX Yên Nghĩa, đường tầu điện trên cao Cát Linh - BX Yên Nghĩa để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và việc mở rộng Thủ đô?! Phải chăng việc đưa ra “Quy hoạch”, ra “Thông báo” tạm dừng không cho xe vào bến nhưng vẫn cho vào thực chất là để "nâng giá" chứ không vì lợi ích chung! Sở GTVT Hà Nội cho rằng "Khi cấm xe vào bến Mỹ Đình thì xe từ Giáp Bát, Nước Ngầm, Yên Nghĩa vượt tuyến để đến khu vực bến xe Mỹ Đình đón khách".  Vậy sao tình trạng đó kéo dài từ 2009 đến nay, Sở đa có biện pháp gì để khắc phục?

Khắc phục không được thì Sở đa có văn bản nào đề nghị UBND TP can thiệp giải quyết chưa? Tại sao vẫn tiếp tục cho xe vào bến Mỹ Đình mặc dù biết đa quá tải từ năm 2009? Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước ở đâu hay thậm chí còn làm ngược lại chính định hướng, thông báo của mình? Đây là những điều không được phép tồn tại trong quản lý nhà nước, đặc biệt lại là Thủ đô Hà Nội.

 Hai là:  Về việc Sở GTVT Hà Nội khẳng định sau khi có TB 1382 Sở không tiếp nhận xe vào bến Mỹ Đình, nếu có bằng chứng Sở sẽ xử lý nghiêm. 

Theo điều tra của PV, đa có hàng loạt xe được đưa vào bến Mỹ Đình sau khi có Thông báo 1382! (Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ trong các bài báo sau). Thừa nhận tính đúng đắn của quy hoạch bến xe theo hướng Bắc –Bắc, Nam- Nam nhưng viện lý do “đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân”  Sở GTVT Hà Nội cho rằng hiện chưa thực hiện được quy hoạch trên và không có xe khách xuyên tâm vậy mỗi ngày có tới hàng nghìn lượt xe chạy trên đường vành đai III gây ách tắc (đặc biệt là nút giao thông cầu vượt Mai Dịch) là gì? Một trong những giải pháp trước mắt để giảm tải bến xe Mỹ Đình mà Sở đưa ra là cho phép tạm thời khai thác những khu đất nhàn rỗi hoặc các bãi đỗ xe có trong quy hoạch làm bãi đỗ chờ cho các xe khách vào bến Mỹ Đình. Vậy phải chăng sẽ tiếp tục tạo thêm đất cho “xe dù”, “bến cóc” hoạt động? Có phải bến Mỹ Đình bị “vỡ” nên cố chữa cháy bằng cách chỉ đạo bến xe đi thuê đất bên ngoài để giảm tải? Tiền thuê bãi đỗ ai chịu, xưa nay đa bao giờ có điều này? Xin nhắc lại, tại nhiều hội nghị, diễn đàn về ATGT các ý kiến đều cho rằng phần lớn các giải pháp Hà Nội đang thực hiện chỉ là giải pháp cấp bách, trước mắt còn giải pháp lâu dài chính là hạn chế dân cư vào nội đô, giãn dân ra khỏi trung tâm trong đó có các trường Đại học, Bệnh viện, Sở, ngành…Vậy mà bây giờ, Sở GTVT Hà Nội vẫn “cố thủ”, tìm mọi cách duy trì mật độ người và phương tiện kẹt cứng tại Bến xe Mỹ Đình, không chịu sắp xếp luồng tuyến vận tải theo quy hoạch bến xe khoa học. Như vậy, Sở GTVT đa đi ngược chủ trương lớn về mở rộng Thủ đô Hà Nội và việc khắc phục, hạn chế tai nạn, ùn tắc giao thông nội đô!

 Thành Vĩnh 


Có thể là do các dịch vụ Thanh làm đều liên quan đến "trăng", như kinh doanh Nhà hàng Full Moon (Phố Trăng Hội An), hay sản phẩm phiên chợ quê Hội An mang cái tên thơ mộng "Bến sông trăng". Và cũng có thể do suy nghĩ của Thanh về nghề, về công việc kinh doanh cũng có chất lãng mạn, phiêu linh, đến "trăng" cũng thành sản phẩm độc đáo.

Khơi lại giá trị bản địa

Ý tưởng "bán trăng" xuất hiện khi Phan Xuân Thanh nhận được đơn đặt hàng một buổi tiệc đêm dành cho số khách du lịch MICE đến từ khắp thế giới.

Anh có thể đáp ứng tối đa yêu cầu của khách với cơ sở Nhà hàng Full Moon rộng hàng ngàn mét vuông, nhưng khi biết được những yêu cầu khắt khe của đối tác, Thanh chợt nghĩ đây chính là hợp đồng lý tưởng để thực hiện một sản phẩm độc đáo nhất từ trước đến nay trong văn hóa ẩm thực.

Những ngày sau đó, kịch bản của phiên chợ quê mang cái tên "Bến sông trăng" được gửi đến khách hàng, và họ đã kinh ngạc lẫn thích thú khi thấy bữa tiệc tối của tập đoàn đã được biến thành chuyến đi tham dự một phiên chợ quê thế kỷ XIX, tận hưởng tất cả những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa của thương cảng Hội An trên bến dưới thuyền trong một đêm trăng rực rỡ.

Nguồn: congluan.vn

Link: http://congluan.vn/Item/VN/Dieutra/2013/5/33085290118C6282/

Bảo vệ ngư dân đánh cá hợp pháp bằng tất cả biện pháp hòa bình

 TP - Trao đổi với báo chí bên lề QH chiều 29/5, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định, việc tàu Trung Quốc cản trở ngư dân Việt Nam đánh cá vừa qua là vi phạm nghiêm trọng và chúng ta sẽ đấu tranh bảo vệ ngư dân đánh cá hợp pháp trên những vùng biển của Việt Nam bằng tất cả các biện pháp hòa bình.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: Hồng Vĩnh 

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: Hồng Vĩnh

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: Hồng Vĩnh

 Sau sự việc va chạm trên Biển Đông vừa qua giữa tàu cá Việt Nam và tàu Trung Quốc, Bộ Ngoại giao đã ra công hàm phản đối, song phía Trung Quốc cũng có những luận điệu phản bác. Vậy, tiếp theo ta sẽ có những động thái ngoại giao gì để giải quyết sự việc này? 

Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh ngoại giao. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã nêu rất rõ vùng đánh cá đó là vùng biển của Việt Nam, việc tàu Trung Quốc cản trở việc đánh cá của ngư dân ta là vi phạm các nguyên tắc.

 Từ sau khi Việt Nam thông qua Luật Biển, các va chạm trên biển với Trung Quốc ngày càng nhiều, nghiêm trọng, trong khi cách phản ứng của ta vẫn còn hạn chế? 

Nguyên tắc của chúng ta là bảo vệ ngư dân và những hành vi cản trở ngư dân của tàu Trung Quốc như vậy là rất nghiêm trọng. Khi sự việc xảy ra thì ta phản đối. Còn trên ngư trường, nếu có những vi phạm vào vùng biển của ta thì các lực lượng chức năng sẽ có trách nhiệm bảo vệ.

 Báo cáo tổng hợp ý kiến đại biểu QH thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế- xã hội đã đề cập rõ tình hình Biển Đông, trong đó có một số ý kiến yêu cầu Chính phủ có thái độ quyết đoán hơn. Ông có chia sẻ với các đại biểu? 

Chúng ta đã thông qua Luật Biển năm 2012 và đang tiếp tục thực thi Luật Biển. Đối với các tranh chấp trên Biển Đông thì lập trường của Chính phủ rất rõ ràng là giải quyết thông qua hòa bình, đối thoại, tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đó là các chính sách ngoại giao. Ngư dân có quyền đánh cá trên các vùng biển của Việt Nam. Chúng ta tiếp tục bảo vệ ngư dân đánh cá một cách hợp pháp bằng tất cả các biện pháp.

 Có ý kiến cho rằng, ngoài biện pháp ngoại giao tại sao chúng ta không khởi kiện ra tòa án quốc tế hay có biện pháp mạnh mẽ hơn? 

Chúng ta đang dùng tất cả các biện pháp để đấu tranh bảo vệ ngư dân. Đấu tranh ngoại giao là biện pháp trong thời bình và luôn là biện pháp được tất cả các nước sử dụng. Các tranh chấp trên biển không chỉ có ngư dân Việt Nam mà còn ngư dân các nước khác trong khu vực. Ta dùng biện pháp ngoại giao và tất cả các biện pháp hòa bình có thể.

Tàu cá ngư dân chuẩn bị ra khơi. Nguồn: Internet.

 Việc Thủ tướng Chính phủ tham gia Đối thoại Shangri-La tại Singapore từ 31/5 đến 1/6 tới đây cho thấy Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến các diễn đàn đa phương, thưa ông? 

Việt Nam tham gia tất cả các diễn đàn khu vực một cách chủ động, tích cực và đó là quan điểm của Việt Nam. Lần này Thủ tướng tham gia và có một bài phát biểu quan trọng trong phiên khai mạc, liên quan đến đường lối chính sách của Việt Nam. Ngoài ra, cũng sẽ có một số cuộc gặp song phương đang được sắp xếp.

 Thông điệp trong bài phát biểu của Thủ tướng là gì, thưa ông? 

Chủ đề của Đối thoại Shangri-La là hòa bình, an ninh trong khu vực, sẽ bàn đến tất cả các vấn đề liên quan, trong đó chắc sẽ có vấn đề Biển Đông.

 Diễn đàn Shangri-La tổ chức vào thời điểm khá sát cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Trung, điều này có bị tác động gì không, thưa ông? 

Đây là diễn đàn hằng năm, diễn ra bình thường, không bị tác động bởi các sự kiện khác.

 Ngọc Tiến 
 ghi  


Mỗi ngày, cứ cách 3 giờ, bạn sẽ uống 5 loại nước uống giải độc đặc biệt được resort chuẩn bị sẵn như nước tẩy lọc gan, nước mùi tỏi, nước súp rau, nước cà rốt hay nước dừa. Những đồ uống này sẽ giúp bạn có cảm giác no và hoạt động như một tấm xốp, hút mọi chất độc ra khỏi cơ thể bạn đồng thời làm sạch ruột.

Cũng cách 3 giờ, bạn sẽ bước vào quá trình bổ sung thảo mộc (Herbal Supplements). Nó sẽ hỗ trợ cho quá trình thải độc khỏi cơ thể và làm sạch ruột nhanh hơn.

Trong suốt quá trình giải độc cơ thể, mỗi ngày bạn cũng sẽ có những giờ phút được chăm sóc, thư giãn với các dịch vụ spa để giúp cung cấp chất khoáng và chất điện phân cho cơ thể.

Hơn nữa, trong quá trình detox tại các resort ở Koh Samui, bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe, giúp cho việc giải độc của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: www.tienphong.vn

Link: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/629518/bao-ve-ngu-dan-danh-ca-hop-phap-bang-tat-ca-bien-phap-hoa-binh-tpp.html

"Tìm kiếm sáng kiến về cải cách thủ tục hành chính"

 KTĐT - Nhằm tìm ra các sáng kiến, giải pháp thiết thực cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, doanh nghiệp, góp phần thực hiện có hiệu quả "Năm kỷ cương hành chính"; UBND TP đã ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND chỉ đạo triển khai Cuộc thi viết "Tìm kiếm sáng kiến về cải cách TTHC" TP Hà Nội năm 2013. 

Đối tượng tham gia cuộc thi là công dân Việt Nam, tuổi từ 18 trở lên đang sống và làm việc trên địa bàn Hà Nội. Bài dự thi phải bằng tiếng Việt có dấu, được đăng trên báo điện tử của báo Kinh tế & Đô thị, mỗi bài không quá 1.300 chữ gửi về địa chỉ email: skcctthcktdt@gmail.com, với nội dung nêu những vấn đề có liên quan đến TTHC, đưa ra sáng kiến, đề xuất sửa đổi, bổ sung, rút ngắn... những TTHC trong các lĩnh vực: Đầu tư, xây dựng, tài nguyên, môi trường, tài chính, các chính sách xã hội không còn phù hợp với thực tế cuộc sống, có sự chồng chéo với các quy định khác, gây phiền hà, lãng phí cho cá nhân, tổ chức khi tham gia giải quyết các công việc liên quan đến TTHC.

Cơ cấu giải thưởng gồm 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 3 giải Khuyến khích với số tiền tương ứng là 10 triệu đồng, 5 triệu đồng, 3 triệu đồng, và 1 triệu đồng. Dự kiến trao giải vào cuối tháng 10/2013.


 Là Việt kiều Đan Mạch, Nguyễn Thanh Tùng đặc biệt yêu thích phong cảnh và ẩm thực Việt Nam. Cứ sau năm, bảy tháng làm công việc đầu bếp tại các khách sạn cao cấp ở Luân Đôn, anh lại về nước để đi du lịch. Năm 2004, anh đã vượt quãng đường 1.800 cây số từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh bằng chiếc xe đạp mini. 

 

 

 Đọc E-paper  

Tháng 3/2011, Thanh Tùng lại túc tắc đạp xích lô từ Hà Nội vào Nha Trang. Sau một thời gian về Đan Mạch trau dồi nghề nghiệp và kiếm tiền, đến tháng 12/2011 anh về Việt Nam, tiếp tục cuộc hành trình dở dang từ Nha Trang đến Cà Mau cũng bằng chiếc xích lô.

 Những kỷ niệm khó quên với chiếc xe độc đáo 

Đầu bếp mê khám phá này cho rằng phong cảnh Việt Nam rất đẹp và người dân rất hiếu khách, nếu đi du lịch bằng xe máy thì khó mà cảm nhận hết điều đó. Vì thế anh thích đi dọc đất nước một cách thong thả bằng các phương tiện có tốc độ thấp hơn.

 

Nguồn: www.ktdt.com.vn

Link: http://www.ktdt.com.vn/news/detail/363079/tim-kiem-sang-kien-ve-cai-cach-thu-tuc-hanh-chinh.aspx

Thời tiết dễ chịu trên cả nước

 Những đám mây đối lưu phát triển từ phía đông và phía bắc khu vực Hà Nội đang gây mưa rào và dông cho trung tâm Thủ đô. Dự báo ngày hôm nay (30/5), vùng hội tụ gió trên cao sẽ tiếp tục gây mưa dông rải rác cho khu vực Hà Nội và các vùng lân cận. Trong cơn dông cần đề phòng có gió giật mạnh. Trong khi đó, các khu vực trên cả nước đều có thời tiết mát mẻ, nhiệt độ giảm nhẹ. Một vài nơi có mưa rào và dông vào chiều tối và đêm. 


Ảnh minh họa: Internet.


Dự báo thời tiết các vùng trên cả nước ngày và đêm 30/5: Phía Tây Bắc bộ nhiều mây, ngày có mưa rào và dông rải rác, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 23 - 26 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 30 - 33 độ C. Phía Đông Bắc bộ nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác. Gió đông nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 24 - 27 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 29 - 32 độ C.

Khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác. Gió đông nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 25 - 28 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 29 - 32 độ C.

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 24 - 27 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 32 - 35 độ C. Đà Nẵng đến Bình Thuận mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 25 - 28 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 32 - 35 độ C.

Khu vực Tây Nguyên mây thay đổi, chiều và tối có mưa rào và dông rải rác. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ 20 - 23 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 30 - 33 độ C. Nam bộ mây thay đổi, ngày có mưa rào và dông rải rác, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 24 - 27 độ C, nhiệt độ cao nhất từ 32 - 35 độ C.


Thu Phương


Cần phải có chế độ ăn uống riêng trước khi bước vào detox thực sự để quá trình đạt được hiệu quả. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn giàu protein, bánh mỳ trắng, bánh ngọt, đường và các đồ uống có chất kích thích như cafe hay rượu. Bạn chỉ nên ăn những đồ ăn chưa qua chế biến như salad, hoa quả, ăn nhiều rau và uống thật nhiều nước.

Đặc biệt là đồ uống tẩy lọc gan 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Công thức pha chế đồ uống tẩy lọc gan gồm hỗn hợp: 2 thìa xúp đầy (hoặc 1/3 cốc) dầu ôliu, 1/3 hoặc 2/3 cốc nước chanh tươi, 3-5 nhánh tỏi, một mẩu gừng nhỏ, nửa gram ớt đỏ và đổ đầy với nước cam ép. Nếu không có nhiều thời gian tận hưởng sự nghỉ ngơi, thư giãn ở resort thì bạn nên chuẩn bị quá trình này trước ở nhà.

Quá trình detox:

Quá trình detox có nhiều cấp độ với các khóa kéo dài khác nhau. Thông thường đối với những người không có nhiều thời gian, đi du lịch kết hợp detox thường chọn khóa kéo dài 3,5 ngày. Còn nếu bạn có dư dả thời gian và muốn giảm cân cũng như thanh lọc cơ thể thực sự thì nên tham gia khóa 7 ngày sẽ giúp cho quá trình thải độc tố triệt để và hiệu quả hơn nhiều.

Nguồn: baotintuc.vn

Link: http://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/thoi-tiet-de-chiu-tren-ca-nuoc-20130530073901165.htm

Dự án Vệ sinh môi trường chậm tiến độ do khâu quản lý

 (PL)- Sở Nội vụ TP.HCM vừa đề nghị Trung tâm Chống ngập TP có văn bản đề xuất về việc kiện toàn bộ máy tổ chức của Ban Quản lý dự án Vệ sinh môi trường (VSMT) TP giai đoạn 2, theo chỉ đạo của UBND TP. 

Theo thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín, ngày 14-5, hiện nay năng lực của Ban Quản lý dự án VSMT TP giai đoạn 2 (thuộc Trung tâm Chống ngập) vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tài trợ (Ngân hàng thế giới - WB). “Sở Nội vụ TP phải khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện ngay việc kiện toàn bộ máy tổ chức của Ban Quản lý dự án VSMT, tránh để dự án tiếp tục chậm tiến độ do năng lực của Ban Quản lý dự án hạn chế” - UBND TP yêu cầu.

Trước đó, đầu tháng 2-2013, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân cũng đã phê bình Ban Giám đốc Trung tâm Chống ngập trong công tác chỉ đạo điều hành, để dự án VSMT chậm tiến độ, không đạt các yêu cầu của WB.

 HOÀNG NHIÊN 


Mỗi ngày, cứ cách 3 giờ, bạn sẽ uống 5 loại nước uống giải độc đặc biệt được resort chuẩn bị sẵn như nước tẩy lọc gan, nước mùi tỏi, nước súp rau, nước cà rốt hay nước dừa. Những đồ uống này sẽ giúp bạn có cảm giác no và hoạt động như một tấm xốp, hút mọi chất độc ra khỏi cơ thể bạn đồng thời làm sạch ruột.

Cũng cách 3 giờ, bạn sẽ bước vào quá trình bổ sung thảo mộc (Herbal Supplements). Nó sẽ hỗ trợ cho quá trình thải độc khỏi cơ thể và làm sạch ruột nhanh hơn.

Trong suốt quá trình giải độc cơ thể, mỗi ngày bạn cũng sẽ có những giờ phút được chăm sóc, thư giãn với các dịch vụ spa để giúp cung cấp chất khoáng và chất điện phân cho cơ thể.

Hơn nữa, trong quá trình detox tại các resort ở Koh Samui, bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe, giúp cho việc giải độc của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: phapluattp.vn

Link: http://phapluattp.vn/20130529092853851p0c1085/du-an-ve-sinh-moi-truong-cham-tien-do-do-khau-quan-ly.htm

Hơn 3.000 sáng kiến, làm lợi 133,8 tỉ đồng

 Nhân “Tháng công nhân” 2013, ngày 29.5, tại Hà Nội, CĐ GTVTVN tổ chức biểu dương CNLĐ xuất sắc, tiêu biểu ngành GTVT năm 2012. Tới dự lễ biểu dương có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Hoàng Ngọc Thanh; Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ… 

Công nhân lao động TCty Xây dựng công trình giao thông 1 trên công trường xây dựng cầu Vĩnh Thịnh (nối TX.Sơn Tây - Hà Nội với huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc).

 Tôn vinh CNLĐ xuất sắc 

* Năm 2012, CNVCLĐ toàn ngành GTVT có 3.099 sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học được áp dụng vào thực tiễn, làm lợi hơn 133,8 tỉ đồng.
* Trong số 244 CNVCLĐ xuất sắc, Tổng LĐLĐVN đã tặng bằng khen cho 75 lao động xuất sắc; Bộ GTVT tặng bằng khen cho 50 lao động xuất sắc; CĐ ngành GTVT tặng bằng khen cho 119 lao động xuất sắc.
Trong số 244 đại biểu là CNLĐ xuất sắc đại diện cho gần 23 vạn CNLĐ toàn ngành GTVT được tôn vinh lần này có 61 nữ CNLĐ. Họ là những CN, kỹ sư trực tiếp SX, điều hành SX trên công trường... Tiêu biểu trong số đó là chị Vũ Thị Phương Thanh - CN duy tu, Tổ trưởng tổ sản xuất 1, Hạt Quản lý đường bộ Nghi Lộc (Cty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 470, Tổng cục Đường bộ VN).

Mặc dù công tác duy tu quản lý cầu đường bộ hiện nay rất khó khăn và phức tạp về mật độ người và phương tiện tham gia giao thông nhiều, xe quá tải thường xuyên lưu hành trên tuyến làm cho mặt đường nhanh hư hỏng, tình trạng lấn chiếm hành lang giao thông vẫn còn nhiều... Nhưng chị Thanh đã cùng tập thể anh chị em trong tổ thực hiện tốt phong trào thi đua “4 chăm” do CĐ Cty phát động. Chị cùng 4 anh chị em CN không quản ngày đêm bám tuyến, bám cầu, thường xuyên duy tu sửa chữa đảm bảo giao thông an toàn 20km đường được giao quản lý. Năm 2011, 2012 chị đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.

Luôn tích cực học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ công tác, làm việc với tinh thần và trách nhiệm cao, thủy thủ Nguyễn Hoàng Ninh (tàu HC34, thuộc Cty cổ phần lai dắt và vận tải Cảng Hải Phòng, TCty Hàng hải VN) còn có những hành động đặc biệt, cứu giúp người bị nạn trên biển. Vào lúc 4 giờ ngày 15.2.2013, khi đơn vị nhận lệnh cứu nạn sà lan NB 6218 trên biển, anh Ninh đã dũng cảm, quên mình lao xuống nước trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt có thể ảnh hưởng tới tính mạng của mình để cứu vớt một người bị nạn trên biển.

Có 23 năm công tác trong ngành đường sắt, 20 năm là CN gác ghi - móc nối, nhưng với niềm đam mê nghề nghiệp và có ý thức trách nhiệm, phát hiện ngăn ngừa kịp thời nhiều vụ ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu... anh Phạm Xuân Hải – CN gác ghi Ga Ninh Bình (Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Ninh, Cty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội, TCty Đường sắt VN) – 3 lần liên tục được nhận danh hiệu “Kiện tướng an toàn chạy tàu”.

 Thi đua phải thiết thực 

Từ thực tiễn tổ chức phong trào thi đua trong CNVCLĐ năm 2012, thời gian tới, các cấp CĐ ngành GTVT sẽ chủ động phối hợp với cơ quan quản lý đồng cấp xây dựng mục tiêu, nội dung thi đua cho phù hợp với đặc điểm và tính chất ngành nghề. Duy trì và phát huy các phong trào thi đua truyền thống của ngành như đường bộ, đường sông, đường sắt, hàng hải, hàng không... Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động giỏi - lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất; quan tâm tổ chức hội thi thợ giỏi ở các cấp; chú trọng tôn vinh, khen thưởng CNLĐ trực tiếp sản xuất giỏi, các cán bộ CĐCS tiêu biểu.

Phát biểu tại lễ biểu dương, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Hoàng Ngọc Thanh đề nghị các cấp CĐ ngành GTVT phải coi thi đua, khen thưởng là một trong những biện pháp tích cực, là động lực để động viên, khích lệ mọi người làm việc có hiệu quả, có trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, cổ vũ tinh thần thi đua yêu nước trong CNVCLĐ.


Ngôi nhà độc nhất vô nhị trên dòng sông Drina ở Serbia, với không gian sống vô cùng độc đáo là ngôi nhà đã được ấp ủ gần 40 năm để xây dựng.

Gần 40 năm ấp ủ giấc mơ được sống trên dòng sông Drina, ông Milija Mandic đã hoàn thiện được căn nhà mà ông đã từng mơ ước. Đó là ngôi nhà gỗ nhỏ trên một tảng đá nhô lên ở giữa dòng sông Drina, gần thị trấn Bajina Basta.

Nguồn: laodong.com.vn

Link: http://laodong.com.vn/cong-doan/hon-3000-sang-kien-lam-loi-1338-ti-dong/118735.bld

Hơn 500 người Ấn Độ tử vong vì nóng

 Cơ quan quản lý thảm họa Ấn Độ (DMM) ngày 29/5 công bố báo cáo cho thấy đã có tới 524 người tử vong ở nước này do nắng nóng kể từ ngày 1/4 đến ngày 28/5. 



Người dân đi dưới thời tiết nóng nực tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ ngày 23/5. Ảnh: AFP-TTXVN.


Theo phóng viên TTXVN tại New Dehli , Cục khí tượng Ấn Độ (IMD) cho biết nắng nóng sẽ vẫn tiếp tục kéo dài trong những ngày tới tại nhiều khu vực của nước này. Nhiệt độ tại Etawah - nơi nóng nhất của bang Uttar Pradesh trong ngày 28/5 đã lên tới 46,2 độ C, cao hơn bình thường 4 độ C, khu vực Banda là 45,2 độ C, Hamirpur là 45,2 độ C, Agra là 43,3 độ C và Allahabad là 45,5 độ C.

Riêng tại thủ đô New Dehli, mặc dù nhiệt độ đã dịu bớt trong vài ngày qua, song nhiệt độ tối đa vẫn trên 43 độ C và nhiệt độ tối thiểu trên 28 độ C, cao hơn nhiệt độ trung bình vào mùa Hè 2 độ C. Hôm 23/5, nhiệt độ tối đa tại New Dehli đã lên tới 45,7 độ C, cao hơn trung bình 6 độ C. Đây được coi là ngày nóng nhất trong tháng 5 kể từ năm 2003.

Tại nhiều vùng của Ấn Độ nói chung và New Dehli nói riêng, thông thường tháng 6 là tháng nóng nhất của năm.

TTXVN/Tin tức


  Trước khi detox:  

Cần phải có chế độ ăn uống riêng trước khi bước vào detox thực sự để quá trình đạt được hiệu quả. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn giàu protein, bánh mỳ trắng, bánh ngọt, đường và các đồ uống có chất kích thích như cafe hay rượu. Bạn chỉ nên ăn những đồ ăn chưa qua chế biến như salad, hoa quả, ăn nhiều rau và uống thật nhiều nước.

Đặc biệt là đồ uống tẩy lọc gan 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Công thức pha chế đồ uống tẩy lọc gan gồm hỗn hợp: 2 thìa xúp đầy (hoặc 1/3 cốc) dầu ôliu, 1/3 hoặc 2/3 cốc nước chanh tươi, 3-5 nhánh tỏi, một mẩu gừng nhỏ, nửa gram ớt đỏ và đổ đầy với nước cam ép. Nếu không có nhiều thời gian tận hưởng sự nghỉ ngơi, thư giãn ở resort thì bạn nên chuẩn bị quá trình này trước ở nhà.

  Quá trình detox  :

Quá trình detox có nhiều cấp độ với các khóa kéo dài khác nhau. Thông thường đối với những người không có nhiều thời gian, đi du lịch kết hợp detox thường chọn khóa kéo dài 3,5 ngày. Còn nếu bạn có dư dả thời gian và muốn giảm cân cũng như thanh lọc cơ thể thực sự thì nên tham gia khóa 7 ngày sẽ giúp cho quá trình thải độc tố triệt để và hiệu quả hơn nhiều.

Quan trọng bạn phải xác định được rằng, thay vì đi du lịch và khám phá ẩm thực phong phú như những chuyến đi thông thường, bạn sẽ phải nhịn ăn hoàn toàn trong quá trình detox.

Mỗi ngày, cứ cách 3 giờ, bạn sẽ uống 5 loại nước uống giải độc đặc biệt được resort chuẩn bị sẵn như nước tẩy lọc gan, nước mùi tỏi, nước súp rau, nước cà rốt hay nước dừa. Những đồ uống này sẽ giúp bạn có cảm giác no và hoạt động như một tấm xốp, hút mọi chất độc ra khỏi cơ thể bạn đồng thời làm sạch ruột.

Cũng cách 3 giờ, bạn sẽ bước vào quá trình bổ sung thảo mộc (Herbal Supplements). Nó sẽ hỗ trợ cho quá trình thải độc khỏi cơ thể và làm sạch ruột nhanh hơn.

Trong suốt quá trình giải độc cơ thể, mỗi ngày bạn cũng sẽ có những giờ phút được chăm sóc, thư giãn với các dịch vụ spa để giúp cung cấp chất khoáng và chất điện phân cho cơ thể.

Hơn nữa, trong quá trình detox tại các resort ở Koh Samui, bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe, giúp cho việc giải độc của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: baotintuc.vn

Link: http://baotintuc.vn/the-gioi/hon-500-nguoi-tu-vong-do-nang-nong-tai-an-do-20130530084243279.htm

Cần 1.200 tỉ đồng sửa chữa các hồ, đập trước mùa mưa lũ

 SGTT.VN - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hôm nay đã xin Chính phủ kinh phí để sửa chữa các hồ đập trước mùa mưa lũ. Hiện nay nhiều hồ chứa nước và các đập ngăn nước tại các tỉnh đã bị hư hỏng cần phải sửa chữa. 

Hồ Sông Móng - một trong bốn hồ chứa lớn ở Bình thuận, có khả năng trữ gần 20 triệu m3 nước.Ảnh: TL

Số kinh phí cần để sửa chữa các hồ này trong năm 2013 và 2014 là 1.207 tỉ đồng. Trong đó, năm 2013 cần 559 tỉ đồng và năm 2014 cần 648 tỉ đồng.

Cụ thể, hiện cả nước có tổng số hơn 200 hồ đập đã bị hư hỏng.

Tại tỉnh Bình Thuận hai hồ chứa Đu Đủ và Tà Mon bị xuống cập nghiêm trọng, thân đập bị thấm, cống lấy nước hư hỏng nặng. Tại tỉnh Lâm Đồng, hồ Đạ Tẻh cũng đang bị thấm rất nặng.

Tỉnh Quảng Ngãi có hồ Đá Bàn và hồ Ông Thơ có đập dài, thân đập không ổn định nên thấm thành dòng, không đảm bảo an toàn khi xả lũ tràn…

Lê Phượng


Để chuẩn bị cho hành trình, đầu tiên, chàng Việt kiều tháo vát đầu tư khá kỹ vào chiếc xích lô. Không tìm được thợ ưng ý, anh phải tự làm khá nhiều việc: Thay bánh xe sau bằng bánh xe đạp có 7 số đùm với bộ thắng chắc chắn hơn, rồi nhờ thợ tiện lại hai bộ đùm trước của xe xích lô để rút căm với hai cái niềng của xe đạp. Nhờ sự thay đổi đó mà chiếc xích lô cải tiến nhẹ bớt được khoảng 20kg.

Anh chế thêm một cái mái che nắng, một thùng đựng nước uống ướp lạnh phía sau và gắn thêm bộ máy đo kilômét. Muốn có bạn đồng hành cho chuyến đi thêm vui, anh mang thêm một chú cún nhỏ xinh xắn tên Mau trong chiếc giỏ mây đặt ở phía trước.

Sáng 8/12/2011, vị du khách trên chiếc xích lô độc đáo xuất phát từ Nha Trang với hành trang gọn nhẹ. Ngày đầu tiên của cuộc hành trình, anh đi được 46km. Đến ngày thứ ba, anh đã vươn đến con số 92,5km.

Hôm đó, đoạn đường chạy ngang qua Phan Rang gió thổi rất mạnh. Thanh Tùng không cần đạp mà xe vẫn lao tới với tốc độ lên tới 35km/giờ. Do phải ghì thắng để giảm tốc độ lại cho an toàn nên anh chỉ có thể lái xe một tay. Đây quả thật là một thử thách!

Nguồn: sgtt.vn

Link: http://sgtt.vn/thoi-su/178091/can-1200-ti-dong-sua-chua-cac-ho-dap-truoc-mua-mua-lu.html

Ai là Nhà nước?

 Bộ Y tế chính là cơ quan quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong đó có khám, chữa bệnh... Vì vậy khi nghe Bộ trưởng Bộ này, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, hôm 27-5 trả lời phỏng vấn báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, rằng "Thiếu giường bệnh thì... phải hỏi Nhà nước!”, nhiều người hơi bị choáng và đặt câu hỏi, vậy Nhà nước là ai? 


Tình trạng quá tải BV kéo dài nhiều năm khắc phục rất chậm,

3-4 bệnh nhân vẫn nằm ghép giường

Ảnh:Hoàng Long


Điều sơ đẳng đó với một vị Bộ trưởng sao có thể quên, sao nỡ "đá bóng” trách nhiệm về tình trạng thiếu giường bệnh, bệnh viện (BV) cho một "Nhà nước” mơ hồ; nỡ đánh đố báo chí và thách thức người dân - "đi mà hỏi Nhà nước”! Vậy theo Bộ trưởng, hỏi Nhà nước là hỏi ai?


Tình trạng quá tải BV kéo dài nhiều năm khắc phục rất chậm, 3-4 bệnh nhân vẫn nằm ghép giường, Bộ trưởng cho rằng muốn giảm tải phải xây mới BV, phòng khám, trạm xá… Hà Nội từ 1975 đến nay mới chỉ xây thêm BV Thanh Nhàn và Phụ sản Hà Nội. Trong khi đó dân số tăng gấp đôi. Nhà báo đặt vấn đề, nếu cử tri, đại biểu Quốc hội tiếp tục chất vấn vấn đề quá tải để Bộ Y tế đưa ra thời điểm cụ thể giải quyết thì sao? Bộ trưởng bảo "câu hỏi này cũng phải dành cho Nhà nước, vì Bộ Y tế không thể xây nhà được và cũng không có tiền làm nhà, xây BV hay mua trang thiết bị”.


Có thể hiểu Bộ trưởng muốn nói Nhà nước là cả hệ thống chính trị chăng? Vậy vai trò cá nhân của vị Bộ trưởng ở đâu? Đối thoại với báo chí là cơ hội để Bộ giải trình với cử tri cả nước những vấn đề cụ thể liên quan đến trách nhiệm ngành mình. Như việc ngành y tế kêu thiếu vốn đầu tư nhưng quyết toán ngân sách 2011 chỉ giải ngân đạt 89,1%. Trả lời điều này, Bộ trưởng bảo "phần không chi đạt nằm trong bảo hiểm y tế, phần kết dư. Đầu tư cơ sở hạ tầng của ngành y tế gần như quyết toán hết”. Cách nói cho xong thiếu số liệu cụ thể, quá mơ hồ chung chung như vậy của Tư lệnh ngành quả là cách thoái thác trách nhiệm.


Những tiến bộ và triển vọng cải cách quản lý ngành, nếu có, nếu đáng tin cậy, phải được thể hiện ở việc tăng cường trách nhiệm giải trình và đề cao tính minh bạch, tăng cường giúp mọi đối tượng tiếp cận thông tin ngành mình quản lý, góp phần giải quyết tận gốc những yếu kém, không tạo điều kiện phát sinh tham nhũng.


Trong một hệ thống phụ thuộc hoàn toàn vào kiểm soát hành chính, trách nhiệm giải trình phải cố gắng tránh vòng vo. Nhưng trường hợp này, bà Bộ trưởng lại né bằng cách "đá trách nhiệm đi”, là kêu gọi "cả hệ thống chính trị vào cuộc” sáo mòn, thay vì cố gắng đổi mới, tái cấu trúc ngành, không chỉ dừng ở Đề án BV vệ tinh hay luân chuyển bác sĩ...


Trách nhiệm giải trình còn có nghĩa để làm tốt thì được khen, thưởng, và làm không tốt thì dám chịu trách nhiệm, hậu quả. Các câu hỏi thực sự của dân giúp người đứng đầu ngành ý thức hơn mình "chịu trách nhiệm trước ai” và "chịu trách nhiệm về cái gì”.


Sao Bộ trưởng không chủ động chỉ thẳng ra những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đầu tư của ngành, như kết quả Kiểm toán Nhà nước năm 2011 vừa cho biết. Đó là một số dự án Bộ Y tế phê duyệt điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, làm tăng quy mô đầu tư, kéo dài thời gian thực hiện. Vì sao những điều này đã được Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị từ những năm trước mà chậm được khắc phục?


Quốc hội và HĐND các cấp đã và đang đóng vai trò ngày càng tích cực trong việc giám sát hoạt động các cơ quan nhà nước. Mở rộng và củng cố cơ chế trách nhiệm giải trình giúp Chính phủ đáp ứng tốt hơn nhu cầu cũng như mối quan tâm của công dân và doanh nghiệp. Nâng cao trách nhiệm giải trình của các vị bộ trưởng, nhất là y tế và giáo dục, cần trở thành xu thế chủ đạo.


Hiện một số người dân nhận thức về các quyền pháp lý có hạn, lại thiếu cơ chế hiệu quả để đòi hỏi có dịch vụ tốt hơn, nên người dân chưa được đặt đúng vị trí để tạo áp lực từ dưới. Các phương tiện truyền thông trở thành kênh thông tin - chất vấn hiệu quả, tin cậy. Việc báo chí nhận được câu trả lời "như đùa” nói trên cho thấy Bộ Y tế còn khá nhiều thách thức, phải rất nỗ lực mới đạt được tiến bộ nâng cao tính minh bạch điều hành quản lý, dù giờ đây mức độ thâm nhập của Internet và các phương tiện truyền thông gia tăng, thông tin chính sách nhà nước ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn bao giờ hết.


Bộ trưởng có hay, một bệnh nhân đã chua chát đánh giá cao nhất Bộ Y tế thời gian qua chính là chính sách tăng khung giá điều trị. "Ngay cả người có BHYT cũng khiếp vía không dám nhập viện điều trị”. Chẳng hạn khâu ép sụn vành tai do một điều dưỡng thực hiện trong khoảng 5 phút, giá một triệu ba trăm ngàn đồng, chưa kể tiền giường 1-2 ngày tính riêng, do bị bắt buộc nhập viện. Nhiều người nhận giấy đóng tiền xong là lặng im ra về để giảm tải cho BV. Về nhà mua thuốc nam mà uống.


Bản chất Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ XHCN. Cơ quan hành chính và đội ngũ công chức không được quan liêu, hách dịch, không được gây phiền hà cho người dân khi thi hành công vụ. Nền hành chính nhà nước ta có định chế tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ, thông suốt từ trung ương tới các địa phương. Năng lực chuyên môn và trình độ quản lý của những người đứng đầu trong các cơ quan nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc thực hiện. Điều này phải được coi là tiêu chuẩn số một trong nền hành chính phát triển theo hướng hiện đại.


Nâng cao năng lực, ý thức chịu trách nhiệm của các vị bộ trưởng, nhất là y tế và giáo dục – lĩnh vực trực tiếp liên quan đến mọi thế hệ, mọi nhà, cần trở thành xu thế chủ đạo. Tại sao đã xã hội hóa hai lĩnh vực này bao năm qua, mà chất lượng dịch vụ công không cao, lại luôn quá tải? Để xảy ra tình trạng này trách nhiệm của ai cần phải làm rõ, quy hoạch ở đâu, tầm nhìn ở đâu đối với các cơ quan có trách nhiệm và các cá nhân có trách nhiệm cao nhất? Ai phải chịu trách nhiệm trước tình trạng thiếu trường lớp, thiếu BV triền miên? Sao năm nào trẻ em ở các thành phố lớn đều phải bốc thăm vào mẫu giáo công, và mới đây tại Kon Tum, tuyển chọn học sinh vào lớp 1 công cũng phải bốc thăm? Và BV cứ như trại tỵ nạn?


Một khi nhà báo cũng bó tay trước cách trả lời "đi hỏi Nhà nước” của Bộ trưởng, trách gì người dân vẫn còn quá khó trong tiếp cận thông tin từ phía các cơ quan nhà nước. Điều này đang hạn chế vai trò giám sát của người dân đối với các dịch vụ và chức năng do Chính phủ cung cấp.


… Không biết một khi, các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tiến về tình trạng quá tải BV, thiếu BV, Bộ trưởng có "xui” các vị này đi hỏi Nhà nước không nhỉ?


Thanh Như

Theo đó, từ nay đến năm 2015, TP sẽ xây dựng bến, cầu tàu, nhà chờ tại 18 vị trí. Việc đầu tư xây dựng bến, cầu tàu sẽ được xã hội hóa, trong đó ưu tiên cho các nhà đầu tư đang có phương tiện khai thác các tuyến du lịch tầm gần như Bạch Đằng - Củ Chi, Bạch Đằng - Bình Quới, Bạch Đằng - quận 9… Việc quản lý bến, cầu tàu, nhà chờ dự kiến sẽ giao cho UBND các quận, huyện (thu phí phương tiện cập bến, thu phí quảng cáo, bãi giữ xe…). Tới đây, Sở GTVT sẽ xây dựng, ban hành quy chế chung về hoạt động, khai thác và kết nối các bến, tuyến du lịch đường sông.

Nguồn: daidoanket.vn

Link: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=65145&menu=1427&style=1

Bảo vệ ngư dân ngay trên thực địa

 Ngay sau khi đơn phương công bố lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông trong mùa đánh bắt cá năm nay, chỉ 4 ngày sau (ngày 20-5), 16 tàu của Trung Quốc đã "quây” và có động thái ngăn cản đối với tàu cá mang số hiệu QNg 90917 TS của tỉnh Quảng Ngãi cùng 15 ngư dân đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Mô tả cho chân thực về cái sự ngăn cản ấy thì phải là "một đòn hội đồng” kiểu "lấy thịt đè người” mà họ vẫn quen làm từ xưa đến nay. Đáng nói hơn, việc để cho 16 con tàu (mà tàu nào cũng to gấp mấy lần tàu cá của ta) vây ráp tàu cá của ngư dân Việt càng chứng tỏ- họ- Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ càng cho việc thực thi cái lệnh cấm phi lý ấy. Nó cũng chứng tỏ, họ ngày càng trở nên hung hăng hơn trên thực địa. 


Theo như xác minh của cơ quan chức năng Việt Nam thì, tàu Trung Quốc mang số hiệu 264 đã đâm thẳng vào tàu cá Quảng Ngãi gây hỏng mạn tàu, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của ngư dân. Còn điều tra của một báo điện tử mô tả còn rõ hơn nữa. Be phải tàu bị gãy dài 17 m; be phía sau gãy 6,8 m; 4 đà ngang, ca bin cũng gãy, ba bóng đèn (mỗi bóng 1.000 W) vỡ toác... Ước tính tổng thiệt hại 100 triệu đồng, chưa kể chi phí nhiên liệu tốn thêm hàng chục triệu đồng vì hành trình trở về cảng mất thêm nửa ngày. Sự nghiêm trọng của vụ việc chưa biết sẽ đến đâu nếu tàu cá QNg 90917 TS là một tàu nhỏ (công suất dưới 340 CV), không có công nghệ - trang thiết bị hiện đại và như thế, người ta hoàn toàn có thể phải nghĩ đến một tình huống xấu nhất cho 15 ngư dân của Quảng Ngãi. Về hành động phi nghĩa, trái với tinh thần nhân đạo chung ấy, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị (hôm 27-5) đã yêu cầu "phía Trung Quốc xử lý nghiêm khắc các hành vi của các tàu nói trên, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam và không để tái diễn các vụ việc tương tự.” Cũng trong tuyên bố ấy, Người phát ngôn của ta đã cho biết: Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện ĐSQ Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động nói trên. Ông Lương Thanh Nghị còn mạnh mẽ tuyên bố: "Hành động của các tàu Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, đe dọa đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản của ngư dân Việt Nam. Hành động này cũng đi ngược lại Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp thêm tình hình trên biển.”


Thế nhưng, cũng giống như một vài lần trước, ngày 28-5, trong một buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi vẫn ngang nhiên nói rằng: Ngư dân Việt Nam đánh bắt trái phép trong vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của họ; và rằng, tàu Trung Quốc chỉ đang "thực thi nhiệm vụ trên biển’ mà thôi. Chứng cứ ở đâu mà họ dám bảo rằng Hoàng Sa là vùng biển của mình; khi chính họ chưa từng bao giờ được cộng đồng quốc tế công nhận cái gọi là chủ quyền ở vùng biển vốn thuộc quyền cai quản của nhiều đời con dân đất Việt. Về những hành động của Trung Quốc, có thể nói, nó đã được tiên liệu từ trước; chỉ có điều để gia tăng cường độ gây chuyện trên thực địa, họ đã chẳng từ một thủ đoạn nào, dù nó là thủ đoạn tàn bạo - đánh vào dân thường vô tội và đang làm ăn trên chính vùng biển của Tổ quốc mình. Họ tưởng, như thế sẽ khiến những ngư dân Việt sợ hãi mà bỏ biển. Chỉ có điều, họ đã nhầm khi chính con tàu này lại chuẩn bị giong buồm ra khơi trong một ngày gần đây.


Trong một diễn biến khác, được truyền thông Trung Quốc loan báo, hải quân nước này vừa hoàn thành một cuộc tập trận trên Biển Đông- cuộc tập trận mà theo như bình luận của Thiếu tướng Lê Văn Cương thì là "một mũi tên trúng ba đích”: Vừa luyện quân, vừa gửi "thông điệp ngầm’ (như một lời đe dọa-NV) tới những nước đang có tranh chấp chủ quyền với họ và… vừa có ý khoe sức mạnh với các cường quốc khác. Xâu chuỗi việc tập trận và cho tàu của mình đâm tàu cá của ngư dân Việt có thể thấy, Trung Quốc đang không ngừng thực hiện chiến lược nhất quán trong việc xâm chiếm ở Biển Đông. Vấn đề là liệu có ngư dân nào của Việt Nam lo sợ trước các động thái ấy? Câu trả lời là không!


Vừa trở về từ chuyến đi biển sóng gió ấy, các ngư dân cùng chủ tàu- ngư dân Trần Văn Quang đã bước đầu nhận được khoảng 100 triệu đồng tiền hỗ trợ từ MTTQ tỉnh Quảng Ngãi, Quỹ Hỗ trợ ngư dân của tỉnh này cũng như Quỹ Tấm lòng vàng... Những trợ giúp ấy chính là nguồn động viên lớn để ngư dân vững dạ ra khơi, bám biển. Nhưng cũng từ sự việc trên đã cho thấy, bảo vệ ngư dân đã trở thành vấn đề cấp thiết của chúng ta. Bằng con đường ngoại giao, chúng ta đã nhiều lần lên án mạnh mẽ, đã không ít lần trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc. Nói tóm lại, các biện pháp ngoại giao cần thiết chúng ta đã thực hiện khá tốt. Vấn đề đặt ra là làm sao cùng với các biện pháp ngoại giao, cơ quan chức năng của ta phải bảo vệ được ngư dân ngay trên vùng biển Tổ quốc- đây mới là điều quan trọng nhất, cấp thiết nhất.


Trong thực tế, chúng ta đã có cảnh sát biển, có lực lượng kiểm ngư, có lực lượng biên phòng. Vậy, nên chăng đã đến lúc tính tới cơ chế thành lập các đội tàu đánh cá với vài ba chiếc có tàu kiểm ngư- tàu hậu cần đi kèm để "một công đôi ba việc”; vừa thực hiện khâu hậu cần nghề cá ngay trên biển; vừa trợ giúp ngư dân khi cấp bách. Vả lại, nếu chúng ta có những đội tàu như thế, tin rằng, tàu Trung Quốc sẽ bớt ngông cuồng khi cố tình đối đầu với tàu cá của ngư dân Việt. Nếu bảo vệ được ngư dân trên thực địa, điều đó cũng có nghĩa chúng ta sẽ khẳng định bằng hành động thực tế việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.


Hoàng Mai

Cần phải có chế độ ăn uống riêng trước khi bước vào detox thực sự để quá trình đạt được hiệu quả. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn giàu protein, bánh mỳ trắng, bánh ngọt, đường và các đồ uống có chất kích thích như cafe hay rượu. Bạn chỉ nên ăn những đồ ăn chưa qua chế biến như salad, hoa quả, ăn nhiều rau và uống thật nhiều nước.

Đặc biệt là đồ uống tẩy lọc gan 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Công thức pha chế đồ uống tẩy lọc gan gồm hỗn hợp: 2 thìa xúp đầy (hoặc 1/3 cốc) dầu ôliu, 1/3 hoặc 2/3 cốc nước chanh tươi, 3-5 nhánh tỏi, một mẩu gừng nhỏ, nửa gram ớt đỏ và đổ đầy với nước cam ép. Nếu không có nhiều thời gian tận hưởng sự nghỉ ngơi, thư giãn ở resort thì bạn nên chuẩn bị quá trình này trước ở nhà.

Quá trình detox:

Quá trình detox có nhiều cấp độ với các khóa kéo dài khác nhau. Thông thường đối với những người không có nhiều thời gian, đi du lịch kết hợp detox thường chọn khóa kéo dài 3,5 ngày. Còn nếu bạn có dư dả thời gian và muốn giảm cân cũng như thanh lọc cơ thể thực sự thì nên tham gia khóa 7 ngày sẽ giúp cho quá trình thải độc tố triệt để và hiệu quả hơn nhiều.

Nguồn: daidoanket.vn

Link: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=65144&menu=1384&style=1

Xã Gia Tân 2 (Thống Nhất, Đồng Nai): Nuôi heo gây ô nhiễm môi trường

 Những năm gần đây trên địa bàn xã Gia Tân 2 (, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) có nhiều chuyển biến tích cực về bộ mặt kinh tế, nhiều mô hình sản xuất kinh tế xuất hiện, đời sống nhân dân trong vùng có nhiều đổi thay tích cực.Tuy nhiên, các trang trại nuôi heo trong xã đang bộc lộ khá nhiều bất cập, nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường. 

Hiện tại, khu vực ấp 3 xã Gia Tân 2 có khá nhiều các trại chăn nuôi heo nhưng những trại đáp ứng đầy đủ yêu cầu về mặt xử lý nước thải thì không nhiều. Điển hình như trang trại chăn nuôi heo của anh Chiến. Trại chăn nuôi này nằm sát con đường dẫn vào các khu trại heo khác. Thay vì có những hầm chứa chất thải thì cơ sở này lại xả thẳng ra bãi đất rộng khoảng 1.500m2. Việc xả thải này đã xảy ra từ rất lâu khiến cho khu vực trên biến thành một vùng trũng, mùi hôi thối nồng nặc, gây cảm giác khó chịu cho nhiều người đi đường. Đó là chưa kể, càng về sau, các chất thải này thấm xuống đất, gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt của nhiều người dân xung quanh.

Thiết nghĩ cơ quan chức năng xã Gia Tân 2 cần có biện pháp chấn chỉnh tình trạng trên, sớm có hướng giải quyết. Trước mắt cần hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi đang gây ô nhiễm môi trường có biện pháp khắc phục hậu quả mà mình đã gây ra. Đồng thời, về lâu dài các cơ sở này cần có phương án xử lý chất thải theo đúng qui định của pháp luật về môi trường.

 
Một góc trang trại chăn nuôi heo của hộ gia đình anh Chiến 

 
Nước thải của trại heo được xả thẳng xuống khu vực mà không qua xử lý 

 Trung Hiếu 


Để chuẩn bị cho hành trình, đầu tiên, chàng Việt kiều tháo vát đầu tư khá kỹ vào chiếc xích lô. Không tìm được thợ ưng ý, anh phải tự làm khá nhiều việc: Thay bánh xe sau bằng bánh xe đạp có 7 số đùm với bộ thắng chắc chắn hơn, rồi nhờ thợ tiện lại hai bộ đùm trước của xe xích lô để rút căm với hai cái niềng của xe đạp. Nhờ sự thay đổi đó mà chiếc xích lô cải tiến nhẹ bớt được khoảng 20kg.

Anh chế thêm một cái mái che nắng, một thùng đựng nước uống ướp lạnh phía sau và gắn thêm bộ máy đo kilômét. Muốn có bạn đồng hành cho chuyến đi thêm vui, anh mang thêm một chú cún nhỏ xinh xắn tên Mau trong chiếc giỏ mây đặt ở phía trước.

Sáng 8/12/2011, vị du khách trên chiếc xích lô độc đáo xuất phát từ Nha Trang với hành trang gọn nhẹ. Ngày đầu tiên của cuộc hành trình, anh đi được 46km. Đến ngày thứ ba, anh đã vươn đến con số 92,5km.

Hôm đó, đoạn đường chạy ngang qua Phan Rang gió thổi rất mạnh. Thanh Tùng không cần đạp mà xe vẫn lao tới với tốc độ lên tới 35km/giờ. Do phải ghì thắng để giảm tốc độ lại cho an toàn nên anh chỉ có thể lái xe một tay. Đây quả thật là một thử thách!

Nguồn: congluan.vn

Link: http://congluan.vn/Item/VN/Thoisu/2013/5/FCA17AA36ECFCE13/

Chống thất thoát, lãng phí trong quản lí ngân sách Nhà nước

 Gần chục năm qua, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã triển khai thực hiện, nhưng việc quản lí ngân sách Nhà nước vẫn còn thất thoát, lãng phí rất lớn. Sự chi tiêu vô tội vạ ở một số cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đã gây bất bình trong các tầng lớp nhân dân. 

Nhiều cán bộ có chức, có quyền chi tiêu công quỹ vào mục đích cá nhân. Họ coi việc sử dụng ô-tô công đời mới như một thứ “trang sức” mà không nghĩ đến tiền của Nhà nước và nhân dân. Mặc dù đã có xe ô-tô khá tốt, nhưng ngay sau khi được đề bạt, cất nhắc liền mua sắm chiếc ô-tô khác hiện đại, sang trọng hơn. Không ít nơi mua sắm trang thiết bị đắt tiền hoặc xây dựng trụ sở mới trong khi trụ sở cũ mới xây cách đó không lâu, chủ yếu giải quyết “khâu oai” và là cơ hội “kiếm chác”. Việc làm ẩu, làm dối, ăn cắp nguyên, vật liệu, tiền công về xây nhà riêng hoặc bán lấy tiền chia nhau khiến chất lượng công trình yếu kém, mới chỉ sử dụng được một thời gian ngắn mà nền, tường đã nứt, lại phải nâng cấp sửa chữa tốn kém, có khi chi phí mới còn cao hơn mức đầu tư ban đầu. Tiếp khách, hội họp liên tục, chi khánh tiết lễ hội, lễ kỉ niệm phô trương hình thức gây lãng phí…

Thiết nghĩ, để nâng cao hiệu quả chống thất thoát, lãng phí trong quản lí ngân sách Nhà nước, phải kiên quyết thực hiện đồng bộ một số giải pháp: Tuyên truyền, giáo dục thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện khoán ngân sách cho từng cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Nhà nước ban hành quy định, tiêu chuẩn chế độ để thực hiện thống nhất trong cả nước. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị để thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất và bị xử lí kỉ luật. Cấp trên phải gương mẫu thực hiện chế độ, tiêu chuẩn định mức nghiêm túc, thống nhất, mà không có chế độ, tiêu chuẩn “ăn theo”. Đề bạt, cất nhắc cán bộ phải chọn những người có tâm; xây dựng đội ngũ cán bộ vững về chính trị, tư tưởng, gương mẫu, lối sống trong sạch, nghiệp vụ giỏi làm chỗ dựa tin cậy, nòng cốt cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí đạt hiệu quả.

  Phạm Như Hùng
 
 
(Số 9 -C10, phường Kim Giang,
quận Thanh Xuân, TP Hà Nội)


Du lịch kết hợp detox (giải độc cơ thể) đang trở thành một 'đặc sản' thu hút nhiều người đến với hòn đảo ngọc ở phía nam Thái Lan.

Koh Samui là hòn đảo lớn thứ ba ở Thái, nằm trong vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Surat Thani, nổi tiếng với những bãi biển xanh cát trắng chạy dài cùng bầu không khí sôi động rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời tưng bừng, náo nhiệt của những ngày hè. Tuy nhiên, ở Koh Samui còn có một "đặc sản" dành cho những du khách muốn có được những trải nghiệm khác biệt, muốn thử một lần chiến thắng bản thân mình, đó là hành trình detox mà nhiều người vẫn thường ví von đó là một cuộc "hành xác".

Detox là phương pháp giúp thanh lọc chất thải và độc tố từ thức ăn, môi trường ô nhiễm và thậm chí là thanh lọc cả trí óc, giúp xua đuổi sự giận dữ và những cảm xúc xấu trong mỗi người. Detox còn phải kết hợp với ngồi thiền, tập yoga và massage.

Nguồn: nguoicaotuoi.org.vn

Link: http://nguoicaotuoi.org.vn/story.aspx?id=9767&lang=vn&zone=8&zoneparent=0