Tuesday, May 28, 2013

Ấp sạch rác | Đồng Văn Lanh

 Sau khi tham gia xây dựng mô hình điểm Ấp tự quản bảo vệ môi trường, ấp Hiệp Trung, xã Hiệp Xương- từ một xã vùng sâu của huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) trở thành địa chỉ đỏ trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là nói không với rác. 


Đường làng sạch rác


Hiệp Trung là vùng sản xuất nông nghiệp có dân số đông, hệ thống đường làng ngõ xóm chật hẹp, cộng với tập quán xử lý rác bằng cách đốt hoặc thải ra vườn, xuống ao phía sau nhà và thói quen sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón bao bì, chai lọ thường bỏ lại trên đồng ruộng hoặc vứt bừa bãi...đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước, nguồn lợi thủy sản và sức khỏe của cộng đồng ở khu dân cư vùng này.


Trước tình hình trên, qua khảo sát thực tế, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh An Giang và huyện Phú Tân thống nhất chọn ấp Hiệp Trung, xã Hiệp Xương để làm điểm xây dựng mô hình "Ấp tự quản bảo vệ môi trường”. Ngay sau đó, xã Hiệp Xương thành lập Ban chỉ đạo, ban vận động và 7 tổ tự quản. Ban công tác Mặt trận ấp Hiệp Trung tổ chức tuyên truyền đến từng hộ dân về 6 nội dung hộ gia đình bảo vệ môi trường và 8 nội dung ấp bảo vệ môi trường lồng ghép vào CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nhất là tiêu chí số 18 về môi trường, phòng bệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết…


Để thực hiện được những phần việc trên, bà Nguyễn Thị Kim Thoa - Trưởng ban công tác Mặt trận ấp Hiệp Trung cho biết: Cứ đến ngày toàn dân bảo vệ môi trường 5-6 hàng năm, hơn 300 hộ dân, đoàn viên, hội viên tổ chức mittinh kêu gọi toàn dân tham gia bảo vệ môi trường. Ban công tác Mặt trận phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trạm y tế, văn hóa, Đài truyền thanh xã xây dựng riêng một chương trình, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh về các tiêu chí bảo vệ môi trường và các nội dung có liên quan như: Vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng bệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết, thời lượng phát 10 – 15 phút/ ngày. Ngoài ra, các tổ bảo vệ môi trường thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình thực hiện cam kết bảo vệ môi trường gắn với các buổi họp tổ tự quản, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân cho bà con nhận thức được việc bảo vệ môi trường chính là tự bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình. Qua tuyên truyền, vận động, 100% hộ trong ấp đăng ký cam kết bảo vệ môi trường và đều có sọt rác phục vụ cho gia đình. Có 198/347 hộ đăng ký xe lấy rác, các hộ còn lại xử lý rác bằng cách chôn hoặc đốt, đảm bảo vệ sinh môi trường.




Sử dụng cây nước trong sinh hoạt hàng ngày


Qua 2 năm triển khai, giờ đây trong chăn nuôi, 100% hộ trong ấp vận động không xây chuồng trại trên sông, kênh rạch, không để khí thải từ gia đình mình phát tán ảnh hưởng đến người dân chung quanh và trong ấp. Để mô hình điểm "Ấp tự quản bảo vệ môi trường” tại ấp Hiệp Trung góp phần nâng cao nhận thức trong nhân dân, phát huy ý thức của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng thực hiện phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”, Ban công tác Mặt trận ấp còn soạn thảo quy ước bảo vệ môi trường, tổ chức ra dân thảo luận, đóng góp ý kiến và ban hành để mọi người dân cùng thực hiện.


"Trên thực tế khi việc thực hiện mô hình, những tập tục, thói quen sinh hoạt của người dân ngày càng thay đổi rõ rệt từ sinh hoạt gia đình hàng ngày, đến sinh hoạt sản xuất nông nghiệp, chất thải từ sinh hoạt gia đình và sản xuất nông nghiệp xử lý đúng nơi quy định, không bỏ bừa bãi. Ấp còn thành lập 1 tổ thu gom các chai, vỏ thuốc bảo vệ thực vật. Hành động trên đã thay đổi nhận thức của rất nhiều hộ dân trong xã”, bà Thoa khẳng định.


Thiết nghĩ, đây là mô hình đúng đắn, hợp lòng dân nên rất cần được các cấp chính quyền quan tâm phát huy và nhân rộng. Ngoài việc góp phần bảo vệ môi trường, mô hình này cũng góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người dân, là nền tảng vững chắc để duy trì ấp văn hóa, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở từng địa bàn khu dân cư.


Mô hình "Ấp tự quản bảo vệ môi trường” ở Hiệp Trung hiện là một trong những mô hình điểm mà Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh An Giang đang khuyến khích nhân rộng cho các xã điểm về xây dựng nông thôn mới trong năm 2013.

Thanh Khiết

Để chuẩn bị cho hành trình, đầu tiên, chàng Việt kiều tháo vát đầu tư khá kỹ vào chiếc xích lô. Không tìm được thợ ưng ý, anh phải tự làm khá nhiều việc: Thay bánh xe sau bằng bánh xe đạp có 7 số đùm với bộ thắng chắc chắn hơn, rồi nhờ thợ tiện lại hai bộ đùm trước của xe xích lô để rút căm với hai cái niềng của xe đạp. Nhờ sự thay đổi đó mà chiếc xích lô cải tiến nhẹ bớt được khoảng 20kg.

Anh chế thêm một cái mái che nắng, một thùng đựng nước uống ướp lạnh phía sau và gắn thêm bộ máy đo kilômét. Muốn có bạn đồng hành cho chuyến đi thêm vui, anh mang thêm một chú cún nhỏ xinh xắn tên Mau trong chiếc giỏ mây đặt ở phía trước.

Sáng 8/12/2011, vị du khách trên chiếc xích lô độc đáo xuất phát từ Nha Trang với hành trang gọn nhẹ. Ngày đầu tiên của cuộc hành trình, anh đi được 46km. Đến ngày thứ ba, anh đã vươn đến con số 92,5km.

Hôm đó, đoạn đường chạy ngang qua Phan Rang gió thổi rất mạnh. Thanh Tùng không cần đạp mà xe vẫn lao tới với tốc độ lên tới 35km/giờ. Do phải ghì thắng để giảm tốc độ lại cho an toàn nên anh chỉ có thể lái xe một tay. Đây quả thật là một thử thách!

Nguồn: daidoanket.vn

Link: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=65112&menu=1552&style=1

No comments:

Post a Comment