Tuesday, May 28, 2013

Bảo vệ môi trường – quan tâm từ gia đình | Đồng Văn Lanh

 Đã lâu lắm tôi mới có dịp về thăm ông bạn cùng đơn vị pháo cao xạ bảo vệ cầu Hàm Rồng thời chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Sau giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi cùng xuất ngũ về địa phương. Bẵng đi mấy chục năm trời, tháng trước về dự hội nghị hội thảo nâng cao chất lượng hoạt động của ban công tác Mặt trận, tình cờ gặp lại nhau. 


Trải qua các công tác, đến tuổi gần 60, tôi và ông cùng làm trưởng ban công tác Mặt trận khu dân cư. Đúng lời hẹn, hôm nay tôi đến thăm gia đình ông. Ông vồn vã, tỏ ra rất phấn khởi.


Sau tuần trà, ông bảo, bây giờ, thằng cháu nội sẽ dẫn tôi đi thăm thú làng xóm còn ông phải ra nhà văn hóa họp với các bà nội trợ trong làng. Nghe thấy thế tôi buột miệng hỏi: "Mặt trận của ông lại có cả cuộc họp với các bà nội trợ cơ à?”. Ông cười và nói, "các bà ấy có vai trò quan trọng về việc bảo vệ môi trường của gia đình lắm đấy.”


Nói rồi, ông bạn giải thích cho tôi. "Ông có thấy làng mình, huyện mình, tỉnh mình còn lãng phí lương thực, thực phẩm lắm không. Tôi chưa nói đến chuyện số lương thực, thực phẩm đó có thể giúp được rất nhiều người nghèo mà chỉ nêu khía cạnh nó gây nên ô nhiễm môi trường ở khắp mọi nơi. Ở làng tôi, không biết tính toán thế nào mà có đám cưới thừa 30 mâm cỗ, có đám khao lão thừa 20 mâm. Để giữ sĩ diện, họ không nói cho ai biết, tối đến lẳng lặng chở ra sông Tào Khê đổ đi. Chỉ mấy ngày sau là bốc mùi hôi thối cả một vùng. Đấy là nói việc lớn, còn việc nhỏ hàng ngày lại diễn ra ở các gia đình. Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế phát triển, cuộc sống của gia đình nào cũng được cải thiện. Giờ làng nào cũng có chợ. Chợ quê thôi, nhưng cũng đủ các mặt hàng phục vụ cho cuộc sống con người, nhất là những hàng lương thực, thực phẩm.


Sáng nào cũng vậy, các bà nội trợ lại xách làn ra chợ mua thức ăn. Không biết các bà ấy tính toán thế nào mà từ thịt lợn, thịt bò, thịt gà đến cá, tôm các loại và cả rau, củ quả nữa, bánh tẻ, bánh chưng… đều mua thừa. Những thứ thừa thãi đó để vào tủ lạnh hẳn hoi nhưng đến bữa chiều bọn trẻ không ăn hoặc ăn không hết. Thế là lại đổ đi. Con số đó đem cộng lại hàng tháng thấy lãng phí vô cùng lớn. Những thứ đó có người vứt vào thùng rác để chuyển về bãi rác thải của làng, nhưng nhiều người đổ bừa phứa ra cống rãnh gây ô nhiễm môi trường.


"Đúng là như vậy!” Tôi tán thành với cách lý giải của ông bạn vì làng tôi cũng trong hoàn cảnh tương tự.


Theo ông bạn đồng chí, đồng nghiệp, trước tình trạng đó, được sự chỉ đạo của chi ủy, ban công tác Mặt trận của ông phối hợp với chi hội Phụ nữ tổ chức một cuộc họp với các bà, các chị nội trợ của các gia đình để bàn về chuyện chi dùng cho đúng mức, tránh lãng phí, vừa tiết kiệm được chi tiêu trong gia đình để có tiền hưởng ứng phong trào tiết kiệm lợn nhựa, vừa giữ gìn được vệ sinh chung. Bảo vệ môi trường phải được quan tâm từ gia đình.


Thật là một cuộc họp có nội dung thiết thực. Tôi đề nghị ông bạn cho tôi tham dự để có kinh nghiệm tổ chức tại làng tôi, vì tôi cũng là trưởng ban công tác Mặt trận.

Nguyễn Khang

Để chuẩn bị cho hành trình, đầu tiên, chàng Việt kiều tháo vát đầu tư khá kỹ vào chiếc xích lô. Không tìm được thợ ưng ý, anh phải tự làm khá nhiều việc: Thay bánh xe sau bằng bánh xe đạp có 7 số đùm với bộ thắng chắc chắn hơn, rồi nhờ thợ tiện lại hai bộ đùm trước của xe xích lô để rút căm với hai cái niềng của xe đạp. Nhờ sự thay đổi đó mà chiếc xích lô cải tiến nhẹ bớt được khoảng 20kg.

Anh chế thêm một cái mái che nắng, một thùng đựng nước uống ướp lạnh phía sau và gắn thêm bộ máy đo kilômét. Muốn có bạn đồng hành cho chuyến đi thêm vui, anh mang thêm một chú cún nhỏ xinh xắn tên Mau trong chiếc giỏ mây đặt ở phía trước.

Sáng 8/12/2011, vị du khách trên chiếc xích lô độc đáo xuất phát từ Nha Trang với hành trang gọn nhẹ. Ngày đầu tiên của cuộc hành trình, anh đi được 46km. Đến ngày thứ ba, anh đã vươn đến con số 92,5km.

Hôm đó, đoạn đường chạy ngang qua Phan Rang gió thổi rất mạnh. Thanh Tùng không cần đạp mà xe vẫn lao tới với tốc độ lên tới 35km/giờ. Do phải ghì thắng để giảm tốc độ lại cho an toàn nên anh chỉ có thể lái xe một tay. Đây quả thật là một thử thách!

Nguồn: daidoanket.vn

Link: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=65109&menu=1396&style=1

No comments:

Post a Comment