Tuesday, May 28, 2013

Khi các giải pháp kinh tế đã đến ngưỡng…? | Đồng Văn Lanh

 "Kinh tế VN như một cỗ xe nặng nề đang chậm chạp đi vào tương lai trên con đường gập ghềnh. Rồi thì ‘đã có sự do dự về chính sách’ đẩy ‘gần như toàn bộ nền kinh tế rơi vào suy kiệt khi cả đầu tư và tiêu dùng cá nhân tiếp tục thu hẹp trong khi Chính phủ đến tận cuối năm không đưa ra giải pháp nào mang tính nền tảng"...Đây chính là những lời nhận định trong báo cáo năm nay của nhóm các chuyên gia kinh tế Việt Nam. 

Đã vài năm nay, một nhóm các chuyên gia kinh tế Việt Nam tại Trường Đại học Kinh tế thuộc Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, hàng năm đều công bố một bản Báo cáo kinh tế Việt Nam. Năm nay cũng vậy, ngày 27/5 có Báo cáo kinh tế VN 2013.

Đầu tiên là một nhận định chung được lấy làm tiêu đề cho hội thảo công bố kết quả :

Quả vậy, 25 năm trước chúng ta đi rất nhanh : xe còn nhẹ chăng?. 6 năm trước khi gia nhập WTO chúng ta vẫn đang còn đi khá nhanh : tăng trưởng kinh tế hàng năm ở mức 7,8% cho giai đoạn đó, đứng loại rất cao thế giới. Nay trung bình chỉ còn 5,8% mà cụ thể năm 2012 là 5,3% và năm nay thì tối đa, theo dự báo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng không vượt quan côn số 5,3% của năm ngoái. Trong khi đó lạm phát trung bình lên tới 11,3% so với mức 7,35% trước đó. Rồi chốc chốc đây đó lại bùng lên nỗi lo thiểu phát như lời ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 27/5 rằng : ‘thiểu phát còn nguy hơn lạm phát’ và rằng « Tôi xin nhắc lại Chính phủ tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế hợp lý’ . Tức là các chính sách như hiện nay sẽ vẫn được tiếp tục và đây sẽ là sự thách thức rất lớn mà Chính phủ, nếu vượt qua, sẽ là một thành công lớn.

Vậy có những giải pháp gì được các nhà kinh tế đề xuất ? Vẫn là phải tái cơ cấu nền kinh tế mà cụ thể là : ’Trong ngắn hạn và trung hạn, Việt Nam cần ưu tiên giải quyết nợ xấu và hồi sinh khu vực doanh nghiệp cũng như giải quyết vấn đề hồi phục thị trường bất động sản. Khơi thông được những vấn đề này sẽ hỗ trợ hệ thống tài chính tín dụng phục hồi. Về dài hạn, Việt Nam cần khôi phục niềm tin của người dân và nhà đầu tư, giảm mệnh lệnh hành chính và can thiệp nhà nước trong hoạt động kinh tế’. 

Đây là những đề xuất rất đúng về mặt phương pháp luận, cũng được nhiều nhà kinh tế nêu lên nhưng không hiểu vì sao vẫn chưa thể thực hiện được. Có lẽ có vài lý do ẩn tình sâu xa ở đây cũng nên xét.

Đầu tiên là câu chuyện điều hành. Hình như các cơ quan quản lý chính sách vẫn không thể nào từ chối được nỗi đam mê tham gia vào vận hành trực tiếp các hoạt động cụ thể. Như Ngân hàng Nhà nước, nơi đề ra các chính sách đối với vàng, lại trực tiếp đấu thầu vàng, điều khiến cho tiến sỹ Lê Đăng Doanh phải nhận xét :  ‘Nếu Bộ Xây dựng đứng ra đấu thầu xi măng, sắt thép thì mọi việc sẽ như thế nào ? ’. Mà trên thực tế thì Bộ Xây dựng, tinh tế hơn, không đấu thầu những thứ đó nhưng Bộ Xây dựng có nhiều Tổng công ty của mình để làm những gì mà Bộ định ra cho họ, và cũng đảm bảo lợi ích cho họ, qua các chính sách của mình. Quả là những thói quen của nền kinh tế bao cấp, khi người ta có thể vừa đá bóng vừa thổi còi, rất khó bỏ.

Tiếp đó là sức ép của các nhóm lợi ích lên các cơ quan lập chính sách của chúng ta có lẽ là cao vì trong một số phát biểu của mình, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có đề cập tới sự tồn tại của các nhóm đó. Có điều, chưa có chính sách nào điều tiết các nhóm lợi ích cả vì chưa chính thức xác định được những nhóm lợi ích chủ yếu là những nhóm nào, cũng còn vì sự minh bạch trong các số liệu của chúng ta đang rất có vấn đề. Đến mức mà tại phiên họp Quốc Hội nghe Chính phủ trình bày báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, nhiều đại biểu đã tỏ ý băn khoăn về số liệu, khiến cho ông Vũ Đức Đam phải đăng đàn khẳng định rằng: ‘Chính phủ không bao giờ không trung thực khi báo cáo với Quốc hội’ . Nên, ví dụ, phương án hồi phục thị trường bất động sản tốt nhất, theo nhiều người, là để thị trường định lại giá như cuộc khủng hoảng ở Thái Lan năm 1976, đã giảm giá hết cỡ bất động sản, thì chúng ta lại cứ cố cứu cái giá bất động sản đang trên trời. Mà giá đấy chỉ là lợi ích của một số ai đó chứ không hẳn đã là lợi ích của toàn xã hội.

Cuối cùng là quyền lực của các cơ quan giám sát cấp cao và tối cao, như Quốc hội, sẽ như thế nào để đảm bảo chính sách đã định ra được phản biện nghiêm túc và được thực hiện nghiêm chỉnh đang còn là một điều bàn cãi về cách triển khai trên thực tế, và đang trong quá trình bắt đầu thử nghiệm. Chỉ đến bây giờ, tại phiên họp này, Quốc hội mới có thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm đối với 49 chức danh do Quốc hội bầu ra. Sự giám sát công khai và chịu trách nhiệm cá nhân công khai về một chính sách, qua các phiên điều trần, là một biện pháp phổ biến để chính sách được thực hiện minh bạch trên thế giới, nhưng có lẽ còn phải đợi thêm thời gian để trở thành thông lệ ở nước ta.

Vậy thì, vấn đề hình như không còn ở chỗ các giải pháp kinh tế được đề xuất hay đến đâu nữa, mà là ở chỗ cái khung thể chế pháp luật và xã hội có đủ để các giải pháp đó triển khai hay không. Các giải pháp kinh tế chỉ là những phương tiện nhằm đạt được những mục tiêu mà một xã hội theo đuổi. Điều này ở trường kinh tế nào cũng dạy, nhưng các nhà kinh tế thường ít khi để ý tới. Khung thể chế thì chúng ta phải chờ ở Hiến pháp sẽ được chỉnh sửa như thế nào. Còn mục tiêu xã hội là mọi người đều có thể làm ăn chính đáng và minh bạch được tài sản của mình thì lại đang bị nạn tham nhũng đe dọa.

Mối đe dọa này lớn đến đâu, để bạn đọc dễ hình dung hơn, xin nêu lên ý kiến của ông Trần Đình Nhã, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội, bên lề cuộc họp Quốc hội đăng trên báo Đại Đoàn Kết ngày 25/5 : Tuy nhiên, mới đây một số hãng thông tin nước ngoài nói rằng, hiện nay người dân Việt Nam không còn bức xúc với tham nhũng vặt. Điều này không biết nên buồn hay nên vui đây ? Có lẽ chúng ta cần phải đánh giá và nhìn nhận lại, bởi chính bản thân tôi cũng phân vân không biết buồn hay vui. Vui vì người dân không còn bức xúc, hay buồn vì tham nhũng đã trở thành ‘chuyện thường ngày ở huyện’?. 

Có điều khi tham nhũng vặt đụng chạm hàng ngày tới từng công dân, người dân không còn bức xúc, thì sức mấy mà người dân bức xúc với tham nhũng lớn !

Mà nếu thế thì đề xuất khôi phục niềm tin của người dân và nhà đầu tư, như báo cáo nêu ra, có lẽ là nhiệm vụ khó khả thi nếu không muốn nói là bất khả thi mất rồi.

Vậy nên Báo cáo kinh tế VN 2013 là một báo cáo hay. Nhưng quá hay để các đề xuất của báo cáo có thể triển khai được. Nó cũng quá hợp lý để những gập ghềnh xã hội không được tính đến trong các giải pháp kinh tế đã đưa ra.. Tuy nhiên kinh tế là một khoa học chính xác, và trách nhiệm của các nhà điều hành nước ta là làm thế nào để những gập ghềnh được loại bỏ cho các nhà kinh tế hài lòng. Nên vẫn phải cám ơn nhóm soạn báo cáo !


Mỗi ngày, cứ cách 3 giờ, bạn sẽ uống 5 loại nước uống giải độc đặc biệt được resort chuẩn bị sẵn như nước tẩy lọc gan, nước mùi tỏi, nước súp rau, nước cà rốt hay nước dừa. Những đồ uống này sẽ giúp bạn có cảm giác no và hoạt động như một tấm xốp, hút mọi chất độc ra khỏi cơ thể bạn đồng thời làm sạch ruột.

Cũng cách 3 giờ, bạn sẽ bước vào quá trình bổ sung thảo mộc (Herbal Supplements). Nó sẽ hỗ trợ cho quá trình thải độc khỏi cơ thể và làm sạch ruột nhanh hơn.

Trong suốt quá trình giải độc cơ thể, mỗi ngày bạn cũng sẽ có những giờ phút được chăm sóc, thư giãn với các dịch vụ spa để giúp cung cấp chất khoáng và chất điện phân cho cơ thể.

Hơn nữa, trong quá trình detox tại các resort ở Koh Samui, bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe, giúp cho việc giải độc của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: songmoi.vn

Link: http://songmoi.vn/kinh-te-thi-truong/khi-cac-giai-phap-kinh-te-da-den-nguong%e2%80%a6

No comments:

Post a Comment