Tuesday, May 28, 2013

Bảo tồn phải hài hòa với phát triển | Đồng Văn Lanh

 Xung quanh một loạt vụ việc "lình xình” về quản lý nhà nước đối với các di sản văn hóa như chùa Trăm Gian, chùa Một Cột, làng cổ Đường Lâm, Đàn xã tắc... Đại Đoàn Kết đã có cuộc đổi với Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH Đào Trọng Thi, bên lề Kỳ họp thứ 5, QH khóa XIII. 


Ông Đào Trọng Thi

ảnh:Hoàng Long


PV:Vừa qua, báo Đại Đoàn Kết đã có nhiều bài viết nêu lên thực trạng bất cập trong công tác quản lý nhà nước đối với các di sản văn hóa. Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề, thưa ông?


Ông ĐÀO TRỌNG THI:Trong công tác quản lý văn hóa nói chung và quản lý di sản văn hóa nói riêng thời gian vừa qua có một số vụ việc mà nhà báo nêu đã thể hiện sự bất cập. Bảo tồn, gìn giữ di sản quý của dân tộc thì đương nhiên phải làm, nhưng cũng phải hài hòa với các yêu cầu phát triển phục vụ đời sống nhân dân.


Nhiều người cho rằng Luật Di sản văn hóa chỉ nhấn mạnh bảo tồn, không quan tâm đến phát triển là không đúng. Trong Luật Di sản văn hóa đã có sự quy định hài hòa về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta hiểu chưa đúng nên có sự lệch lạc. Cụ thể, liên quan đến một loạt vụ việc, chúng ta đã quá máy móc, cứng nhắc, quá nhấn mạnh đến việc bảo tồn mà quên đi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tại sao chúng ta lại không thể vừa bảo tồn, gìn giữ di sản văn hóa, vừa tạo điều kiện, cơ chế để thực hiện các nội dung phát triển xã hội, khai thác lợi ích kinh tế của các di sản văn hóa để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ lợi ích, bảo đảm quyền lợi của nhân dân. Tôi cho rằng chúng ta cần nhận thức một cách toàn diện hơn Luật Di sản văn hóa, để giải quyết hài hòa mối quan hệ bảo tồn và phát triển.


Nói như vậy có nghĩa sự lúng túng trong giải quyết các vụ việc trên là do các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa chưa hiểu đúng bản chất của Luật Di sản văn hóa? Hay có sự thiếu trách nhiệm đến mức vô cảm của các ngành, các cấp, thưa ông?


Vô cảm hay không thì cũng tùy trường hợp cụ thể, không nên khái quát. Cái thấy rõ nhất là sự thiếu trách nhiệm. Cụ thể như chùa Trăm Gian, chùa Một Cột vừa rồi phải nói là ứng xử thiếu trách nhiệm. Từ việc không được quan tâm đúng mức dẫn đến hệ lụy là các di sản văn hóa tự bị hủy hoại, hoặc người quản lý sử dụng trực tiếp nó buộc phải dùng biện pháp bảo vệ không tuân theo quy định trùng tu và bảo tồn di sản văn hóa. Dự án trùng tu, tôn tạo chùa Một Cột đã đặt ra hàng mấy năm trời, không giải quyết để đến nỗi sư trụ trì phải dọa hạ giải.


Liệu có nguyên nhân cán bộ năng lực yếu và những quy định của Luật Di sản văn hóa chưa đầy đủ, thưa ông?


Có cả 2 lý do: cán bộ năng lực yếu và luật chưa thật hoàn thiện.


Nhưng một nguyên nhân còn quan trọng hơn là những người thực thi pháp luật chưa nghiên cứu kỹ, chưa vận dụng pháp luật nhuần nhuyễn để giải quyết thực tiễn. Những di sản vừa qua thì luật quy định rất cụ thể yêu cầu, phạm vi bảo tồn để vừa khai thác di sản vừa đảm bảo yếu tố phát triển. Tôi cho lý do thứ hai là ảnh hưởng nhiều hơn, chứ lý do hệ thống pháp lý chưa phải là cái lý do cốt yếu.


Cảm xúc của ông ra sao khi rất nhiều di sản văn hóa ngày càng bị phá hoại nhiều, thưa ông?


Tất nhiên là tôi rất bức xúc! Tôi và các đại biểu QH khác, cũng như toàn thể người dân không ngoài cuộc. Bức xúc vì điều mình mong muốn kỳ vọng diễn tiến chậm. Một đất nước có bề dày văn hóa, có nhiều di sản văn hóa, nhất là Thủ đô mà công tác bảo tồn phát triển di sản chưa đáp ứng yêu cầu đó là một điều đáng buồn. Nhưng theo tôi, chúng ta cũng không nên quá bi quan. Vì đây là sự nghiệp lớn, phải từng bước đưa công tác này dần vào nề nếp, đáp ứng sự kỳ vọng của người dân.


Trân trọng cảm ơn ông!

Lê Anh Đức(Thực hiện)

Có thể là do các dịch vụ Thanh làm đều liên quan đến "trăng", như kinh doanh Nhà hàng Full Moon (Phố Trăng Hội An), hay sản phẩm phiên chợ quê Hội An mang cái tên thơ mộng "Bến sông trăng". Và cũng có thể do suy nghĩ của Thanh về nghề, về công việc kinh doanh cũng có chất lãng mạn, phiêu linh, đến "trăng" cũng thành sản phẩm độc đáo.

Khơi lại giá trị bản địa

Ý tưởng "bán trăng" xuất hiện khi Phan Xuân Thanh nhận được đơn đặt hàng một buổi tiệc đêm dành cho số khách du lịch MICE đến từ khắp thế giới.

Anh có thể đáp ứng tối đa yêu cầu của khách với cơ sở Nhà hàng Full Moon rộng hàng ngàn mét vuông, nhưng khi biết được những yêu cầu khắt khe của đối tác, Thanh chợt nghĩ đây chính là hợp đồng lý tưởng để thực hiện một sản phẩm độc đáo nhất từ trước đến nay trong văn hóa ẩm thực.

Những ngày sau đó, kịch bản của phiên chợ quê mang cái tên "Bến sông trăng" được gửi đến khách hàng, và họ đã kinh ngạc lẫn thích thú khi thấy bữa tiệc tối của tập đoàn đã được biến thành chuyến đi tham dự một phiên chợ quê thế kỷ XIX, tận hưởng tất cả những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa của thương cảng Hội An trên bến dưới thuyền trong một đêm trăng rực rỡ.

Nguồn: daidoanket.vn

Link: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=65104&menu=1366&style=1

No comments:

Post a Comment