Tuesday, May 28, 2013

Mô hình đưa trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Tính ưu việt của bài học thực tiễn | Đồng Văn Lanh

 GiadinhNet - Đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND quận, huyện là một mô hình rất hiệu quả, đem lại nhiều thành công trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Đó là ý kiến của tất cả các tỉnh đã và đang thực hiện mô hình này trên toàn quốc. Đặc biệt là tính ưu việt của công tác DS-KHHGĐ dưới sự tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền. 

 Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND quận, huyện từ cuối năm 2008. Đến nay mô hình đã khẳng định tính hiệu quả thiết thực. Ảnh:D.N 

 Vai trò quan trọng của Trung tâm DS-KHHGĐ 


Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND quận, huyện cuối năm 2008, ngay sau thời điểm sáp nhập công tác DS-KHHGĐ vào ngành y tế.


Cho đến nay, mô hình hoạt động này tại Hà Nội đang ngày càng thể hiện tính ưu việt. Các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND của 29 quận, huyện đều nhận thức rất rõ tầm quan trọng của công tác dân số trong việc hoạch định kinh tế - xã hội của địa phương. Chính họ đã khẳng định sẽ có trách nhiệm cao hơn khi nhận quản lý Trung tâm DS-KHHGĐ. Điều này đã và đang được cụ thể hóa bằng các hành động và kết quả trong công tác DS-KHHGĐ tại các quận, huyện ở Hà Nội. Ngoài định mức chi 5.000 đồng/người dân (hơn 36 tỉ đồng/năm) cho công tác dân số và 0,25 mức lương cơ bản cho cộng tác viên vùng không khó khăn và 0,35 mức lương cơ bản cho cộng tác viên ở vùng khó khăn (hơn 40 tỉ đồng/năm) bằng ngân sách của Thành phố, các quận, huyện đều dành riêng ngân sách cho công tác dân số trên địa bàn. Mỗi quận, huyện đều đầu tư hơn 100 triệu đồng/năm cho các hoạt động cao điểm của Ngày Dân số Thế giới 11/7, Ngày Dân số Việt Nam 26/12, Chiến dịch lồng ghép Truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ…


Ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội cho biết, UBND các quận, huyện còn giao vai trò rất quan trọng trong công tác tham mưu, chỉ đạo về công tác dân số cho các Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ. “Hiện nay, cả 29 giám đốc Trung tâm của 29 quận, huyện đều là Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ của địa phương. Trong đó, các Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, các đơn vị thuộc Sở… trên địa bàn là các thành viên. Do đó, các tham mưu về công tác dân số của Phó Trưởng ban thường trực khi được UBND quận, huyện phê duyệt đều được các thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện một cách nhanh chóng, đồng bộ. Tương tự ở cấp xã, phường, cán bộ chuyên trách (là viên chức dân số của Trung tâm) trực tiếp tham mưu đề xuất với Đảng ủy, UBND – Ban Dân số xã lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các hoạt động về dân số trên địa bàn; huy động và phân công các ban ngành, đoàn thể tham gia công tác truyền thông, vận động ở các thôn xóm, hội, đoàn thể phụ trách…”, ông Huy cho hay.


Đến nay, 100% các quận, huyện ở Hà Nội đã ban hành Nghị quyết của HĐND, Chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy các quận, huyện về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác dân số; đồng thời đó cũng là trách nhiệm tham gia của các ngành, đoàn thể; trách nhiệm đầu tư của các quận, huyện về cơ sở, vật chất, con người, kinh phí thực hiện… “Nhờ đó mà trong hai năm 2011 và 2012, khi kinh phí chương trình mục tiêu của Trung ương cấp muộn, nhưng cấp huyện đã có nguồn địa phương ứng trước cho hoạt động, do vậy đảm bảo được tiến độ cũng như các mục tiêu đề ra”, ông Huy cho biết thêm.

 Bài học tiên quyết cho sự thành công 


Hiệu quả của mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện đã và đang được nhiều tỉnh, thành phố áp dụng. Sau Gia Lai, Quảng Trị, các tỉnh Thái Bình, Bình Phước, Hà Tĩnh, Phú Thọ… đã triển khai mô hình này.
Cái được nhất của mô hình, theo bà Đinh H’Nghĩa – Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Gia Lai là: “Được tham mưu trực tiếp, đầu tư trực tiếp và hỗ trợ trực tiếp”. Tại Quảng Trị, ông Hồ Minh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tài chính - thành viên Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh cho hay, ngoài việc hỗ trợ 2 tỷ đồng/năm trích trả lương cho cán bộ chuyên trách dân số xã, nguồn ngân sách địa phương còn dành cho công tác dân số khoảng 3 tỉ đồng, tương đương 5.000đ/người dân.


Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Huê – Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình cho biết: Sau khi nghiên cứu, học tập từ Hà Nội, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình đã thành công khi tham mưu cho UBND tỉnh áp dụng mô hình này. Theo bà Huê, việc đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện rất thuận lợi và là “cú hích” mạnh mẽ cho công tác DS-KHHGĐ. Khi đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện, sự quan tâm càng rõ nét, sự phối kết hợp rất đồng bộ. Cùng với Nghị quyết của tỉnh, cán bộ chuyên trách dân số ở xã làm việc tại Trạm Y tế đều có phòng làm việc riêng, được tạo điều kiện tốt nhất thực hiện công tác dân số và được UBND xã trực tiếp chỉ đạo.


Hơn 1 năm thực hiện mô hình này, các huyện đều chỉ đạo thực hiện công tác DS-KHHGĐ rất tốt. Hàng năm, các huyện đều đầu tư ngân sách cho công tác dân số từ 50 – 70 triệu đồng, có những huyện hơn 100 triệu đồng. Một số huyện như Kiến Xương, Tiền Hải có chính sách khen thưởng cho các thôn nhiều năm liền không sinh con thứ 3 trở lên. Không chỉ ở cấp huyện, có những xã, công tác dân số được đầu tư rất lớn. Ông Nguyễn Anh Dũng – Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Kiến Xương cho biết, xã Thượng Hiền vừa khánh thành Phòng thường trực Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ với phần xây dựng và trang thiết bị phục vụ công tác dân số với kinh phí 170 triệu đồng.

Bài học tiên quyết cho sự thành công của công tác DS-KHHGĐ đã được đúc kết là phải dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền bằng chỉ thị, nghị quyết, bằng cơ chế, bằng quản lý điều hành. Công tác dân số không chỉ là công việc chuyên môn đơn thuần mà nó là một hoạt động xã hội tuyên truyền, vận động cùng với các cấp, các ngành. "Đây là hoạt động xã hội hóa, càng xã hội hóa tốt thì hiệu quả, tính tự giác người dân thực hiện chính sách này càng lớn. Các cấp ủy Đảng, chính quyền Thái Bình cũng nhận thức cao công tác DS-KHHGĐ là một bài toán giúp giải quyết được nhiều vấn đề khác để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, bà Nguyễn Thị Huê – Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình nhấn mạnh.

 Hà Thư 


Mỗi ngày, cứ cách 3 giờ, bạn sẽ uống 5 loại nước uống giải độc đặc biệt được resort chuẩn bị sẵn như nước tẩy lọc gan, nước mùi tỏi, nước súp rau, nước cà rốt hay nước dừa. Những đồ uống này sẽ giúp bạn có cảm giác no và hoạt động như một tấm xốp, hút mọi chất độc ra khỏi cơ thể bạn đồng thời làm sạch ruột.

Cũng cách 3 giờ, bạn sẽ bước vào quá trình bổ sung thảo mộc (Herbal Supplements). Nó sẽ hỗ trợ cho quá trình thải độc khỏi cơ thể và làm sạch ruột nhanh hơn.

Trong suốt quá trình giải độc cơ thể, mỗi ngày bạn cũng sẽ có những giờ phút được chăm sóc, thư giãn với các dịch vụ spa để giúp cung cấp chất khoáng và chất điện phân cho cơ thể.

Hơn nữa, trong quá trình detox tại các resort ở Koh Samui, bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe, giúp cho việc giải độc của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: giadinh.net.vn

Link: http://giadinh.net.vn/dan-so/mo-hinh-dua-trung-tam-dskhhgd-truc-thuoc-ubnd-huyen-tinh-uu-viet-cua-bai-hoc-thuc-tien-20130529092159919.htm

No comments:

Post a Comment