Wednesday, May 29, 2013

Đừng chỉ là “anh bưu tá”

 Trong Báo cáo của Chính phủ gửi tới QH về tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo (KNTC) năm 2012 và 4 tháng đầu năm 2013 đã đánh giá: Nhìn chung giảm về số lượng đơn thư và số vụ việc; nhưng số lượng đoàn đông người thì tăng. Đất đai, như mọi khi vẫn là lĩnh vực ‘nóng”, chiếm 77,51% tổng số đơn khiếu nại. Nội dung thì chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức cố ý làm trái, chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi; vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội với tỉ lệ 93,7%... 


Nhìn thẳng vào sự thật từ một vài con số nêu trên để thấy, KNTC đặc biệt là về đất đai vẫn là một vấn đề nan giải, bức xúc. Và, đáng nói hơn, trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng, Nhà nước và một số cơ quan đã bị "quá tải” vì những đoàn khiếu kiện đông người nêu trên. Cũng vì thế mà lần này, QH đưa ra bàn bạc về Luật Tiếp công dân là hết sức xác đáng.


Đồng tình về sự cần thiết ban hành luật này, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý thay mặt cơ quan thẩm tra cũng đã đưa ra một số băn khoăn. Ngay về khái niệm tiếp công dân Trước hết là về nội dung khái niệm "tiếp công dân” quy định tại Điều 3 của dự thảo Luật: Theo đó, tiếp công dân được xác định là việc đón tiếp, lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, tổ chức, đơn vị, dường như, chưa phản ánh đủ nội hàm của hoạt động tiếp công dân. Lý lẽ được đưa ra là, không chỉ tiếp thu các kiến nghị, phản ánh, tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo của người dân để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, mà còn có nhiều trường hợp người dân tìm đến các cơ quan nhà nước để tìm kiếm thông tin, yêu cầu làm rõ một số vấn đề mà họ quan tâm...


Nhưng, vấn đề ở chỗ: Nếu chỉ đơn thuần tiếp nhận thông tin rồi kính chuyển thì... cơ quan tổ chức tiếp công dân cũng có khác nào một "anh bưu tá”. Thế nên, phải làm sao để các tổ chức tiếp công dân có thực quyền chất vấn giám sát trở lại (hoặc phải có một cơ chế nào khác để giám sát) việc giải quyết KNTC chứ nếu không thì được tiếp xong dân vẫn chưa biết vụ việc của mình sẽ được giải quyết cách nào!? Khi ấy nhân dân mà giám sát trở lại thì cơ quan nhà nước chẳng lẽ lại bắc thang hỏi ông... giời!


M.Loan

Có thể là do các dịch vụ Thanh làm đều liên quan đến "trăng", như kinh doanh Nhà hàng Full Moon (Phố Trăng Hội An), hay sản phẩm phiên chợ quê Hội An mang cái tên thơ mộng "Bến sông trăng". Và cũng có thể do suy nghĩ của Thanh về nghề, về công việc kinh doanh cũng có chất lãng mạn, phiêu linh, đến "trăng" cũng thành sản phẩm độc đáo.

Khơi lại giá trị bản địa

Ý tưởng "bán trăng" xuất hiện khi Phan Xuân Thanh nhận được đơn đặt hàng một buổi tiệc đêm dành cho số khách du lịch MICE đến từ khắp thế giới.

Anh có thể đáp ứng tối đa yêu cầu của khách với cơ sở Nhà hàng Full Moon rộng hàng ngàn mét vuông, nhưng khi biết được những yêu cầu khắt khe của đối tác, Thanh chợt nghĩ đây chính là hợp đồng lý tưởng để thực hiện một sản phẩm độc đáo nhất từ trước đến nay trong văn hóa ẩm thực.

Những ngày sau đó, kịch bản của phiên chợ quê mang cái tên "Bến sông trăng" được gửi đến khách hàng, và họ đã kinh ngạc lẫn thích thú khi thấy bữa tiệc tối của tập đoàn đã được biến thành chuyến đi tham dự một phiên chợ quê thế kỷ XIX, tận hưởng tất cả những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa của thương cảng Hội An trên bến dưới thuyền trong một đêm trăng rực rỡ.

Nguồn: daidoanket.vn

Link: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=65150&menu=1366&style=1

No comments:

Post a Comment