Wednesday, May 29, 2013

Về “Vấn nạn xe khách xuyên tâm, xe trái tuyến , xe dù, bến cóc” đang hoành hành ở Thủ đô Hà Nội: Báo cáo của Sở GTVT Hà Nội có trung thực?

 Sau khi hàng loạt cơ quan báo chí lên tiếng về những bất cập, khuất tất trong quản lý vận tải dẫn đến “vỡ” bến Mỹ Đinh, ngày 25/4/2013 TP Hà Nội đa có công văn số 1703/VP-QHXDGT chỉ đạo Sở GTVT Hà Nội xem xét trả lời báo chí. Ngày 10/5/2013, Sở GTVT Hà Nội có công văn số 560/BC-SGTVT báo cáo về bến xe khách Mỹ Đinh gửi UBND TP, Ban Tuyên giáo Thành ủy. Tuy nhiên, báo cáo của Sở GTVT Hà Nội đa né tránh, bỏ qua nhiều vấn đề cốt lõi mà dư luận rất bức xúc và đang quan tâm. Để hiểu rõ bản chất và thực trạng, Báo NB&CL xin bày tỏ quan điểm như sau: 

 Một là:  Về việc Sở GTVT Hà Nội thừa nhận tình trạng quá tải tại bến xe Mỹ Đình và lý giải nguyên nhân của tình trạng trên là do nhu cầu đi lại của người dân quá cao, việc cho nhiều xe vào bến xe Mỹ Đình không chỉ do Sở GTVT mà còn cả Tổng Cục Đường bộ Việt Nam và các Sở GTVT khác. Từ tháng 4/2010, Sở GTVT Hà Nội mới có quyền chấp thuận cho xe khách liên tỉnh vào bến hoạt động, trước đó do Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Sở GTVT và phía bến xe. 

Như vậy Sở GTVT Hà Nội đa vô can trong vụ “vỡ” bến Mỹ Đình!?

Trước tiên, cần phải nhắc lại văn bản số 4023/GTCC-VTCN ngày 27/12/2006 “Định hướng quy hoạch vận tải khách liên tỉnh tại các bến xe năm 2007 trên địa bàn TP Hà Nội".  Theo đó các tuyến xe phía Nam tổ chức tại các BX Giáp Bát, Nước Ngầm, Lương Yên, các tuyến phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam tổ chức tại BX Mỹ Đình, các tuyến phía Bắc, Đông, Đông Bắc tổ chức tại BX Gia Lâm, Lương Yên. Bến xe Mỹ Đình công suất tối đa 800 lượt xe/ngày. Tiếp đó, ngày 14/10/2009, Sở GTVT Hà Nội ban hành Thông báo số 1382/TB-GTVT với nội dung yêu cầu dừng tiếp nhận các tuyến vận tải khách liên tỉnh từ BX Mỹ Đình đi BX các tỉnh (TP) phía Đông, Đông Nam, Nam thành phố Hà Nội. Các DN vận tải có nhu cầu đăng ký mới, đăng ký bổ sung phương tiện khai thác các tuyến trên đề nghị đăng ký bến đến (bến đi) là BX Yên Nghĩa, Hà Đông thay cho BX Mỹ Đình... 

Nhưng, thực tế đa diễn ra hoàn toàn trái ngược! Không những không duy trì được công suất 800 lượt/ngày, không hạn chế được số lượt xe vào bến sau khi có văn bản hạn chế (TB 1382) mà chính người ký ban hành văn bản hạn chế lại ký bổ sung xe vào bến đến nỗi số lượng xe tại bến Mỹ Đình tăng lên từ trên 1.000 lượt xe/ngày (tại thời điểm ban hành TB 1382) lên đến gần 1.600 xe/ngày.

Đến đây cần đặt ra một câu hỏi: Ông Giám đốc Sở GTVT Hà Nội có biết Sở đa ban hành văn bản về Quy hoạch vận tải khách liên tỉnh số 4023/GTCC-VTCN và Thông báo v/v hạn chế phương tiện vào BX Mỹ Đình số 1382  hay không? Và tại sao vẫn bố trí xe tuyến phía Nam và các tuyến xe khác bổ sung xe vào BX Mỹ Đình gây nên quá tải? Sở GTVT viện cớ "Dân cư khu vực Mỹ Đình quá đông và để đảm bảo đi lại thuận lợi cho người dân khu vực BX Mỹ Đình"  để bao biện cho việc không thực hiện những văn bản của chính mình ban hành. Vậy Sở GTVT hãy lý giải cho việc TP phải cấm xe máy, ô tô vào khu phố cổ, cấm đi ngược chiều ở một số đường phố, cấm xe tải vào nội đô và việc phải đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng BX Yên Nghĩa, đường tầu điện trên cao Cát Linh - BX Yên Nghĩa để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và việc mở rộng Thủ đô?! Phải chăng việc đưa ra “Quy hoạch”, ra “Thông báo” tạm dừng không cho xe vào bến nhưng vẫn cho vào thực chất là để "nâng giá" chứ không vì lợi ích chung! Sở GTVT Hà Nội cho rằng "Khi cấm xe vào bến Mỹ Đình thì xe từ Giáp Bát, Nước Ngầm, Yên Nghĩa vượt tuyến để đến khu vực bến xe Mỹ Đình đón khách".  Vậy sao tình trạng đó kéo dài từ 2009 đến nay, Sở đa có biện pháp gì để khắc phục?

Khắc phục không được thì Sở đa có văn bản nào đề nghị UBND TP can thiệp giải quyết chưa? Tại sao vẫn tiếp tục cho xe vào bến Mỹ Đình mặc dù biết đa quá tải từ năm 2009? Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước ở đâu hay thậm chí còn làm ngược lại chính định hướng, thông báo của mình? Đây là những điều không được phép tồn tại trong quản lý nhà nước, đặc biệt lại là Thủ đô Hà Nội.

 Hai là:  Về việc Sở GTVT Hà Nội khẳng định sau khi có TB 1382 Sở không tiếp nhận xe vào bến Mỹ Đình, nếu có bằng chứng Sở sẽ xử lý nghiêm. 

Theo điều tra của PV, đa có hàng loạt xe được đưa vào bến Mỹ Đình sau khi có Thông báo 1382! (Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ trong các bài báo sau). Thừa nhận tính đúng đắn của quy hoạch bến xe theo hướng Bắc –Bắc, Nam- Nam nhưng viện lý do “đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân”  Sở GTVT Hà Nội cho rằng hiện chưa thực hiện được quy hoạch trên và không có xe khách xuyên tâm vậy mỗi ngày có tới hàng nghìn lượt xe chạy trên đường vành đai III gây ách tắc (đặc biệt là nút giao thông cầu vượt Mai Dịch) là gì? Một trong những giải pháp trước mắt để giảm tải bến xe Mỹ Đình mà Sở đưa ra là cho phép tạm thời khai thác những khu đất nhàn rỗi hoặc các bãi đỗ xe có trong quy hoạch làm bãi đỗ chờ cho các xe khách vào bến Mỹ Đình. Vậy phải chăng sẽ tiếp tục tạo thêm đất cho “xe dù”, “bến cóc” hoạt động? Có phải bến Mỹ Đình bị “vỡ” nên cố chữa cháy bằng cách chỉ đạo bến xe đi thuê đất bên ngoài để giảm tải? Tiền thuê bãi đỗ ai chịu, xưa nay đa bao giờ có điều này? Xin nhắc lại, tại nhiều hội nghị, diễn đàn về ATGT các ý kiến đều cho rằng phần lớn các giải pháp Hà Nội đang thực hiện chỉ là giải pháp cấp bách, trước mắt còn giải pháp lâu dài chính là hạn chế dân cư vào nội đô, giãn dân ra khỏi trung tâm trong đó có các trường Đại học, Bệnh viện, Sở, ngành…Vậy mà bây giờ, Sở GTVT Hà Nội vẫn “cố thủ”, tìm mọi cách duy trì mật độ người và phương tiện kẹt cứng tại Bến xe Mỹ Đình, không chịu sắp xếp luồng tuyến vận tải theo quy hoạch bến xe khoa học. Như vậy, Sở GTVT đa đi ngược chủ trương lớn về mở rộng Thủ đô Hà Nội và việc khắc phục, hạn chế tai nạn, ùn tắc giao thông nội đô!

 Thành Vĩnh 


Có thể là do các dịch vụ Thanh làm đều liên quan đến "trăng", như kinh doanh Nhà hàng Full Moon (Phố Trăng Hội An), hay sản phẩm phiên chợ quê Hội An mang cái tên thơ mộng "Bến sông trăng". Và cũng có thể do suy nghĩ của Thanh về nghề, về công việc kinh doanh cũng có chất lãng mạn, phiêu linh, đến "trăng" cũng thành sản phẩm độc đáo.

Khơi lại giá trị bản địa

Ý tưởng "bán trăng" xuất hiện khi Phan Xuân Thanh nhận được đơn đặt hàng một buổi tiệc đêm dành cho số khách du lịch MICE đến từ khắp thế giới.

Anh có thể đáp ứng tối đa yêu cầu của khách với cơ sở Nhà hàng Full Moon rộng hàng ngàn mét vuông, nhưng khi biết được những yêu cầu khắt khe của đối tác, Thanh chợt nghĩ đây chính là hợp đồng lý tưởng để thực hiện một sản phẩm độc đáo nhất từ trước đến nay trong văn hóa ẩm thực.

Những ngày sau đó, kịch bản của phiên chợ quê mang cái tên "Bến sông trăng" được gửi đến khách hàng, và họ đã kinh ngạc lẫn thích thú khi thấy bữa tiệc tối của tập đoàn đã được biến thành chuyến đi tham dự một phiên chợ quê thế kỷ XIX, tận hưởng tất cả những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa của thương cảng Hội An trên bến dưới thuyền trong một đêm trăng rực rỡ.

Nguồn: congluan.vn

Link: http://congluan.vn/Item/VN/Dieutra/2013/5/33085290118C6282/

No comments:

Post a Comment