Tuesday, May 28, 2013

Dựa vào cộng đồng là giải pháp tích cực ứng phó với BĐKH | Đồng Văn Lanh

 (VEN) - Đây là chia sẻ của nhiều chuyên gia tại hội thảo "Ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng" vừa được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp với Cục Khí tượng thủy văn tổ chức tại Hà Nội. 

 (VEN) - Đây là chia sẻ của nhiều chuyên gia tại hội thảo "Ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng" vừa được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp với Cục Khí tượng thủy văn tổ chức tại Hà Nội. 

 Mô hình cộng đồng và sự thích ứng tại Việt Nam 

 Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng là một cách tiếp cận phù hợp cho quá trình thích ứng với BĐKH hiện nay ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Cơ sở của quản lý dựa vào cộng đồng là phải đảm bảo được quyền dân chủ và sự tham gia của người dân. 

 Trên thế giới, việc xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với BĐKH được đánh giá có hiệu quả cao. Mô hình có thể kể đến là: Dự án Ứng phó dựa vào cộng đồng (Community Based Adaptation Project – CBA) ở Bolivia được thực hiện bởi UNDP và GEF.

Ông Nguyễn Trọng Lễ, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết: “Trong vòng 10 năm tới, chi phí thiệt hại do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra cho toàn thế giới ước tính khoảng 7000 tỷ USD, tương đương 5-20% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Ở Việt Nam BĐKH đã gây thiệt hại tài sản chiếm khoảng 2% GDP. Chính vì thế hơn lúc nào hết, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, tác động và các biện pháp ứng phó với BĐKH cho cộng đồng dân cư là vô cùng cần thiết và cấp bách”.

CBA dựa trên nguyên tắc "Thực hiện từ cộng đồng, dựa vào cộng đồng và làm lợi cho cộng đồng" nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của người dân vào các giải pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH. CBA còn tạo ra sự linh hoạt, nhạy bén trong thích ứng với BĐKH, tận dụng lực lượng đông đảo cũng như huy động những phương tiện sẵn có trong cộng đồng. Ngoài ra, CBA còn giúp cho cộng đồng địa phương tăng cường năng lực thích ứng sẵn có, xây dựng một môi trường sống có tính đàn hồi, giảm thiểu khả năng dễ bị tổn thương và rủi ro do thiên tai... Cũng chính vì cơ chế hoạt động và định hướng của phương pháp này phù hợp với điều kiện văn hóa của địa phương nên sẽ thúc đẩy khả năng thích nghi và góp phần vào sự phát triển của cộng đồng rất lớn.

Theo TS Nguyễn Phương Loan (Khoa Môi trường - Trường Đại học KHTN - Đại học Quốc gia Hà Nội), mặc dù CBA đã rất thành công ở nhiều quốc gia, song tại Việt Nam, chưa có nhiều chương trình ứng phó với thiên tai và BĐKH sử dụng tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng. Vì thế, nhận thức về BĐKH của cộng đồng còn hạn chế và phiến diện, mới chỉ quan tâm nhiều đến các tác động tiêu cực BĐKH gây ra mà chưa quan tâm đúng mức tới việc chuyển đổi lối sống, mẫu hình sản xuất và tiêu thụ theo định hướng carbon thấp, tăng trưởng xanh.

 Tăng trưởng xanh – hướng tiếp cận cho cộng đồng 

 Tăng trưởng xanh là hướng phát triển thích ứng BĐKH mà Chính phủ đã và đang kêu gọi cộng đồng dân cư hướng tới. 

Để thực hiện hướng phát triển này, TS Nguyễn Phương Loan cho rằng: Trước hết, cần tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH. Xây dựng lối sống xanh, thân thiện với môi trường; Đồng thời cần thay đổi hành vi, thái độ, thúc đẩy mọi người tự nguyện tham gia và lôi cuốn người khác cùng tham gia vào các hoạt động chung, từ đó giảm nhẹ BĐKH từ đơn giản đến phức tạp, tạo ra kết quả có tính đại chúng; Tiết kiệm điện và sử dụng các nguồn điện tái tạo là những cách giảm phát thải carbon trực tiếp và hiệu quả nhất.

Để thực hiện được hành vi này, cần hình thành văn hóa, thói quen, cũng như tuyên truyền định hướng cộng đồng tham gia tích cực vào các hoạt động giảm tiêu thụ điện lưới, tăng sử dụng năng lượng gió, mặt trời, biogas... Có thể thực hiện điều này theo một cách đơn giản là giám sát tiền điện hằng tháng và tìm cách giảm mức chi trả này.

Đặc biệt vấn đề trắng hóa mái nhà và xanh hóa mái nhà, tường nhà, vỉa hè. Vì theo tính toán của các chuyên gia môi trường, trong các thành phố, mái nhà chiếm khoảng 25% diện tích, vỉa hè chiếm khoảng 35% diện tích đô thị, trong khi cứ 10m2 mái nhà màu trắng có thể làm giảm 1 triệu tấn CO2/năm và giúp giảm 20% chi phí sử dụng điều hòa nhiệt độ. Xu hướng thích ứng này cần sự tham gia của cộng đồng vì mái nhà và tường nhà là sở hữu cá nhân. Trong khi truyền thống và thói quen của người Việt Nam vẫn là mái ngói đỏ, sân gạch đỏ. Vì thế, giáo dục thay đổi hành vi trong lĩnh vực này không đơn giản chỉ là tuyên truyền mà cần có những biện pháp hướng tới thay đổi chuẩn mực, hướng đến các lợi ích kinh tế và thiết lập xu hướng mới...

Bên cạnh đó, cần tuyên truyền cho người dân phân loại rác, tái chế và đổ rác đúng nơi quy định. Đây cũng là một hành vi giúp cho việc xử lý rác theo hướng thân thiện với môi trường như làm phân vi sinh, phát điện…

Cộng đồng dân cư là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của BĐKH tại địa phương. Tuy nhiên, nhận thức cũng như năng lực ứng phó với thiên tai và BĐKH của người dân vẫn chưa cao. Nhiều người coi thiên tai là những hoạt động của tự nhiên và không thể kiểm soát, không ý thức được vai trò của bản thân. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng và các biện pháp ứng phó với BĐKH cần được thực hiện rộng rãi hơn, thường xuyên hơn...Có như vậy, người dân mới hiểu và có những phản ứng chủ động, có khoa học trước BĐKH./.

 T.Tâm 


Để chuẩn bị cho hành trình, đầu tiên, chàng Việt kiều tháo vát đầu tư khá kỹ vào chiếc xích lô. Không tìm được thợ ưng ý, anh phải tự làm khá nhiều việc: Thay bánh xe sau bằng bánh xe đạp có 7 số đùm với bộ thắng chắc chắn hơn, rồi nhờ thợ tiện lại hai bộ đùm trước của xe xích lô để rút căm với hai cái niềng của xe đạp. Nhờ sự thay đổi đó mà chiếc xích lô cải tiến nhẹ bớt được khoảng 20kg.

Anh chế thêm một cái mái che nắng, một thùng đựng nước uống ướp lạnh phía sau và gắn thêm bộ máy đo kilômét. Muốn có bạn đồng hành cho chuyến đi thêm vui, anh mang thêm một chú cún nhỏ xinh xắn tên Mau trong chiếc giỏ mây đặt ở phía trước.

Sáng 8/12/2011, vị du khách trên chiếc xích lô độc đáo xuất phát từ Nha Trang với hành trang gọn nhẹ. Ngày đầu tiên của cuộc hành trình, anh đi được 46km. Đến ngày thứ ba, anh đã vươn đến con số 92,5km.

Hôm đó, đoạn đường chạy ngang qua Phan Rang gió thổi rất mạnh. Thanh Tùng không cần đạp mà xe vẫn lao tới với tốc độ lên tới 35km/giờ. Do phải ghì thắng để giảm tốc độ lại cho an toàn nên anh chỉ có thể lái xe một tay. Đây quả thật là một thử thách!

Nguồn: www.ven.vn

Link: http://www.ven.vn/dua-vao-cong-dong-la-giai-phap-tich-cuc-ung-pho-voi-bdkh_t77c545n36386tn.aspx

No comments:

Post a Comment