Sunday, June 2, 2013

Bắt đầu từ sự tâm huyết với công việc

 KTĐT - Thực tế qua hai năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", trong hệ thống các cấp công đoàn (CĐ) ở Hà Nội đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi tập thể, cá nhân. 

Bắt đầu từ ý thức tự học, tự rèn, gương mẫu về tác phong, đạo đức, chất lượng công việc được nâng lên, đã xuất hiện hàng ngàn, hàng vạn tấm gương điển hình với nhiều cách làm hay, sáng tạo, đem lại lợi ích thiết thực.


Theo Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Ngô Quang Tuyến, trong thời gian qua, 100% công đoàn các cấp đã tổ chức học tập quán triệt các chuyên đề về tư tưởng tấm gương đạo đức của Bác tới các cấp CĐ và tới hàng ngàn lượt CBCNVCLĐ. Ngoài các hình thức như về nguồn, tổ chức các hội thi thuyết trình, lồng ghép vào các phong trào cụ thể của đơn vị… nhiều đơn vị đã có cách tổ chức sáng tạo, tổ chức cho CNVCLĐ học tập và làm theo tấm gương của Bác bằng hình thức sân khấu hóa. Qua đó đã kết hợp tuyên truyền những lời dạy của Bác về cần, kiệm, liêm, chính với việc chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.


Chia sẻ về nỗ lực của bản thân, chị Nguyễn Thị Hằng, giáo viên trường THCS Trần Phú (huyện Phú Xuyên) cho biết, chính lời dạy sống phải không ngừng phấn đấu của Bác đã tạo động lực cho chị rèn luyện tu dưỡng, không nản trước khó khăn thất bại để trở thành giáo viên dạy giỏi toán nhiều năm liền cấp huyện và TP. Năm học vừa qua, 20 học trò của chị đạt học sinh giỏi cấp huyện và TP. Chị quan niệm rằng, để học sinh có đủ đức, tài thì trước tiên thầy, cô giáo phải có đức, có tài, có tâm, có lòng thương yêu học sinh. Chính vì vậy, bản thân chị luôn là tấm gương sáng cho học trò noi theo.


Với anh Trần Văn Đường, công nhân HTX Công nghiệp thực phẩm huyện Sóc Sơn là luôn sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp. Giữ trách nhiệm tổ trưởng tổ sản xuất, đầu giờ và cuối mỗi ca, anh không bao giờ bỏ qua khâu kiểm tra dây chuyền sản xuất để kịp thời khắc phục sự cố, không để dây chuyền ngừng sản xuất, ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm. Anh luôn sát sao hướng dẫn đồng nghiệp trong từng công việc để cùng tiến bộ.


Là công nhân cơ khí bậc 7/7 (Công ty TNHH MTV Đầu tư Việt Hà), Nguyễn Quang Thành luôn thấm nhuần đức tính tiết kiệm, ham học hỏi để đưa ra sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giúp tiết kiệm vật tư, tăng năng suất từ 10 - 15% so với định mức… Theo anh, việc học Bác luôn bắt đầu từ những điều nhỏ nhất và cũng khởi nguồn chính bởi sự tâm huyết với công việc mình được giao, mong muốn được phấn đấu, vươn lên không ngừng.


Chưa thể nói là đạt kết quả như mong muốn, nhưng việc đẩy mạnh việc học và làm theo Bác đã có tác dụng làm chuyển biến về tư tưởng, nhận thức trong CNVCLĐ Thủ đô. Từ đó, CNVCLĐ thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tu dưỡng rèn luyện đạo đức lối sống, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Và chính trong quá trình chuyển từ học tập sang làm theo tấm gương đạo đức của Bác đã xuất hiện ngày càng nhiều những tập thể, cá nhân điển hình xuất sắc, có sức lan tỏa trong xã hội.


Có thể là do các dịch vụ Thanh làm đều liên quan đến "trăng", như kinh doanh Nhà hàng Full Moon (Phố Trăng Hội An), hay sản phẩm phiên chợ quê Hội An mang cái tên thơ mộng "Bến sông trăng". Và cũng có thể do suy nghĩ của Thanh về nghề, về công việc kinh doanh cũng có chất lãng mạn, phiêu linh, đến "trăng" cũng thành sản phẩm độc đáo.

Khơi lại giá trị bản địa

Ý tưởng "bán trăng" xuất hiện khi Phan Xuân Thanh nhận được đơn đặt hàng một buổi tiệc đêm dành cho số khách du lịch MICE đến từ khắp thế giới.

Anh có thể đáp ứng tối đa yêu cầu của khách với cơ sở Nhà hàng Full Moon rộng hàng ngàn mét vuông, nhưng khi biết được những yêu cầu khắt khe của đối tác, Thanh chợt nghĩ đây chính là hợp đồng lý tưởng để thực hiện một sản phẩm độc đáo nhất từ trước đến nay trong văn hóa ẩm thực.

Những ngày sau đó, kịch bản của phiên chợ quê mang cái tên "Bến sông trăng" được gửi đến khách hàng, và họ đã kinh ngạc lẫn thích thú khi thấy bữa tiệc tối của tập đoàn đã được biến thành chuyến đi tham dự một phiên chợ quê thế kỷ XIX, tận hưởng tất cả những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa của thương cảng Hội An trên bến dưới thuyền trong một đêm trăng rực rỡ.

Nguồn: www.ktdt.com.vn

Link: http://www.ktdt.com.vn/news/detail/363367/bat-dau-tu-su-tam-huyet-voi-cong-viec.aspx

No comments:

Post a Comment