Monday, June 10, 2013

BQL Làng cổ Đường Lâm: Phải tái định cư cả người chết

 PV: Thưa ông, có thể lý giải như thế nào về phản ứng của hàng trăm hộ dân ở làng cổ Đường Lâm, gửi đơn đòi trả lại danh hiệu di sản. Bởi họ không tôn trọng danh hiệu di sản hay bởi sống chung với di sản như vậy thì khổ quá: công việc làm ăn bị hạn chế vì vướng di sản, hoạt động tham quan du lịch chỉ mang tính tự phát, gần như không thu lợi, họ cũng không nhận được chính sách hỗ trợ gì? 

( ĐVO )-

  

 Ông Phạm Hùng Sơn : Việc bảo tồn, phát triển những ý kiến trái chiều của người dân Đường lâm chúng tôi là quy luật tất yếu. Các cơ quan quản lý nhà nước như chúng tôi là cấp thấp nhất cũng báo cáo với cấp cao hơn để có giải pháp cho người dân, nhưng chưa hoàn thiện.

Thật ra, những gì mà người dân kiến nghị hoàn toàn đúng, chúng tôi đang làm, nhưng hiệu quả tuyên truyền, chúng tôi chưa làm được, để người dân hiểu được ra việc tuyên truyền một vấn đề đó là tất yếu trong công tác bảo tồn phát triển.

Người dân Đường Lâm bức xúc gửi đơn xin trả danh hiệu

Những bức xúc của người dân hoàn toàn có thật, theo Luật di sản văn hóa và Luật xây dựng thì người dân Đường Lâm phải làm thủ tục rất lâu từ thôn đến Bộ, sau khi thỏa thuận xong lại lên thành phố ủy quyền cho Sở xây dựng cấp phép thì mới được tu bổ, sửa nhà, đây là một bất cập của Luật di sản.

Ngay bây giờ chủ đầu tư, nhà quản lý vẫn chưa có một tiêu chí rõ ràng về quy hoạch di sản, là quy hoạch nông thôn hay quy hoạch đô thị, nên nó rất bất cập.

Phải thực hiện chính sách giãn dân, vì người dân sống ở đó 6000 người, 1500 hộ, nhu cầu muốn tách hộ, xây dựng, tu bổ nhà cửa là thỏa đáng.

Thậm chí năm 2009 - 2010 còn nhiều chuyện bức xúc về nghĩa trang, có ý kiến, đã là di tích sống không chỉ tái định cư cho người sống, phải tái định cư cho người chết.

 PV: Vấn đề của Đường Lâm không phải mới, cả chục năm nay người dân phải chịu sống cảnh thiếu thôn, khổ sở. Để xảy ra tình trạng này, có phải do lỗi quản lý?  

 Ông Phạm Hùng Sơn:  Đây là một lỗi hệ thống, bất cập vì không có hướng dẫn về Luật di sản, từ trước đến giờ chúng ta coi di sản chỉ là cái đình, cái chùa, cái thành cổ, nhưng thực chất đâu chỉ có vậy.

Chúng tôi chưa nhận được văn bản nào quy định trong khu vực 1 của ngôi làng, có hàng trăm hộ dân đang sống, điều chỉnh Luật di sản như nào? Trong khi, cơ chế đặc thù cho người dân chưa có.

 PV: Theo phản ánh của người dân BQL đã phá bỏ ngôi nhà của chị Hà Thị Khanh, giỡ bỏ theo quy định nào thưa ông? 

 Ông Phạm Hùng Sơn:  Trường hợp gia đình chị Khanh chúng tôi cũng đã tập huấn cụ thể, nhưng chị vẫn xây dựng vi phạm, nên thị xã đã phải tiến hành cưỡng chế. Chúng tôi rất buồn khi phải cưỡng chế gia đình, vì tốn kém cho người dân.Luật di sản văn hóa quy định khu vực 1 phải giữ nguyên trạng.

Vi phạm quy định của UBND Xã, gia đình ở khu vực 1 chỉ được xây 1 tầng, chị Khanh xin xây 2 tầng, không được phép, nhưng chị Khanh cố tình làm, gia đình chị xây dựng trái phép. Theo quy định của Cục di sản phải làm thủ tục xin cấp phép.

 PV: Có phải, lãnh đạo chỉ mải mê đi xét trao bằng di tích, còn sau đó bỏ bẵng dân loay hoay. Ông bình luận như thế nào về ý kiến trên? 

 Ông Phạm Hùng Sơn:  Chúng tôi không bỏ mặc người dân, chúng tôi còn đưa người dân Đường lâm đến Hội An để học tập, mỗi năm 2 lần, tổ chức cho người dân lên làng gốm Bát Tràng, Mai Châu - Hòa Bình học mô hình làm du lịch.

Tổ chức Nhật Bản cho tình nguyện viên đến hỗ trợ, dạy người dân cách làm du lịch, nhưng chưa hiệu quả. Bởi người dân Đường lâm chủ yếu làm nông nghiệp, nên chuyển đổi từ nông nghiệp sang dịch vụ du lịch cần một quá trình, cơ chế chính sách.

 PV: Một phần là do ý thức của người dân, quan điểm của ông như thế nào?  

 Ông Phạm Hùng Sơn:  Tôi không nói ý thức, nhưng do một phân ý thức của người nông dân Việt Nam mà chuyển đổi nghề thì cần có thời gian thì người dân mới tiếp cận được.

Khách du lịch không đi từ cổng làng đến cuối làng để chia cho mỗi người 50, 100 nghìn, hiệu quả du lịch từ khối óc của người dân, nên ai không làm gì thì cũng sẽ không có gì.

 Sở VHTTDL: Nhận trách nhiệm về mình  

Trước việc tình trạng cuộc sống của người dân gặp nhiều thiếu thốn, khó khăn, kéo dài gần chục năm nay, ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở VHTTDL HN cho biết: "Theo tôi, đây là một nhu cầu bức xúc nhưng rất chính đáng của người dân làng cổ Đường lâm, ngược lại nó biểu hiện một điều các cơ quan chức năng trong quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản ở Đường lâm vẫn làm chưa hết trách nhiệm".

Theo quan điểm của ông thì có thể lí giải phản ứng của người dân khi đòi trả lại danh hiệu thì đây cũng chính là do trách nhiệm của cơ quan chức năng làm chưa hết, vì vậy nên mới sinh ra chuyện ngược đời như vậy.

Ông Tiến thẳng thắn bày tỏ: "Đối với Đường Lâm nó là một di sản sống, kể cả trong Luật di sản cũng chưa có điều nào điều chỉnh đến nó, vì vậy trách nhiệm của cơ quan chức năng là phải có những cái cơ chế riêng để điều chỉnh hoạt động của làng cổ được bảo tồn và phát huy được tốt hơn".

Trước hiện trạng tại sao người dân trong khu phố cổ Hội An lại có cuộc sống khá thoải mái, trong khi người dân Đường lâm lại loay hoay tìm câu trả lời cho việc lợi ích từ du lịch ở đâu.

Trên quan điểm một nhà quản lý, ông Tiến cho rằng: "Ở Hội An có tính chất riêng, nó là đô thị buôn bán, khi cơ quan chức năng, chính quyền tổ chức thì nó có tính chất riêng, nhiều thuận lợi, còn Đường lâm là ngôi làng, nó gắn liền với nếp sống, tồn tại nếp sống văn minh lúa nước, nông nghiệp, có cái dễ, có cái khó, chuyển đổi mặt nhận thức, những gì mình muốn đưa vào cần tính toán cẩn thận hơn".

Trước bài toán bảo tồn di tích còn nhiều bất cập, ông Tiến cũng đã đưa ra những đánh giá: "Làng cổ đường Lâm là viên ngọc quý được các bậc cha ông xây dựng lên hàng nghìn năm nay, hơn 1000 năm chúng ta còn giữ được, tại sao bây giờ một thế hệ như thế này, nếu chúng ta không giữ được, thì lại 1000 con cháu của hàng nghìn, hàng vạn năm sau, sẽ không bao giờ có được. Trách nhiệm thuộc ai, thuộc người dân trước, rồi mới đến cấp chính quyền, cơ quan chức năng quản lý nhưng di sản này, trong đó có Sở VHTTDLHN".

Ông chia sẻ: "Việc Bí thư Thành ủy xin lỗi người dân Làng cổ Đường lâm trong đó có lỗi của Sở rất nhiều, chúng tôi là một trong những cơ quan chức năng chưa tham mưu kịp thời cho thành phố, để quản lý tốt di sản sống".

Một lần nữa, ông nhắn gửi thông điệp: "Đã là di sản thì không bao giờ được phá bỏ, nếu gọi là đền, chùa cần tu bổ chúng tôi sẽ làm, còn Đường lâm nếu theo đúng luật, thì nếu nằm trong vùng 1, vùng lõi di sản thì không được phép xây dựng".

 Thanh Huyền   (thực hiện) 


 Là Việt kiều Đan Mạch, Nguyễn Thanh Tùng đặc biệt yêu thích phong cảnh và ẩm thực Việt Nam. Cứ sau năm, bảy tháng làm công việc đầu bếp tại các khách sạn cao cấp ở Luân Đôn, anh lại về nước để đi du lịch. Năm 2004, anh đã vượt quãng đường 1.800 cây số từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh bằng chiếc xe đạp mini. 

 

 

 Đọc E-paper  

Tháng 3/2011, Thanh Tùng lại túc tắc đạp xích lô từ Hà Nội vào Nha Trang. Sau một thời gian về Đan Mạch trau dồi nghề nghiệp và kiếm tiền, đến tháng 12/2011 anh về Việt Nam, tiếp tục cuộc hành trình dở dang từ Nha Trang đến Cà Mau cũng bằng chiếc xích lô.

 Những kỷ niệm khó quên với chiếc xe độc đáo 

Đầu bếp mê khám phá này cho rằng phong cảnh Việt Nam rất đẹp và người dân rất hiếu khách, nếu đi du lịch bằng xe máy thì khó mà cảm nhận hết điều đó. Vì thế anh thích đi dọc đất nước một cách thong thả bằng các phương tiện có tốc độ thấp hơn.

 

Nguồn: baodatviet.vn

Link: http://baodatviet.vn/van-hoa/goc-nhin-van-hoa/201306/bql-lang-co-duong-lam-phai-tai-dinh-cu-ca-nguoi-chet-2348547/

No comments:

Post a Comment