Monday, June 3, 2013

Kỳ họp thứ 5, Quốc Hội khóa XIII: Quyền của Hội đồng Hiến pháp

 Hôm qua (3-6), QH thảo luận tại hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng. Các đại biểu thảo luận nhiều nội dung, trong đó nổi lên vấn đề thực quyền cho Hội đồng Hiến pháp. 


"Tôi xin nhấn mạnh cụm từ "bình đẳng”, đây cũng là nguyện vọng của đại bộ phận cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài đã, đang và sẽ tiếp tục mong muốn hợp tác với Việt Nam”.

ĐBQH Phạm Trọng Nhân

(đoàn Bình Dương)



"Các cơ quan hành pháp và tư pháp đã tương đối rõ cơ chế kiểm soát, vậy ai sẽ kiểm tra, giám sát Quốc hội, điều đó cũng cần có cơ chế và phải được hiến định. Khi Quốc hội quyết định những vấn đề trái với hiến định, cơ quan nào sẽ "xử” đây?”

ĐBQH Trần Văn Tư

(đoàn Đồng Nai)

Ảnh:Hoàng Long


Mọi thành phần kinh tế bình đẳng


ĐB Lê Văn Tân (đoàn Hà Nam) nhất trí với phương án 3, Điều 54 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế”. Ông Tân cho rằng, không nhất thiết phải kể tên các thành phần kinh tế, như thế có thể là thiếu hoặc thừa. "Các thành phần kinh tế đều bình đẳng, đề cập nội dung như vậy là đủ, vừa đảm bảo tính khái quát và ổn định của Hiến pháp khi cơ cấu kinh tế thay đổi. Không quy định thành phần kinh tế chủ đạo của kinh tế nhà nước để không có sự phân biệt, đối xử không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường...” - ông Tân nói, đồng thời lý giải: Tài nguyên của quốc gia đương nhiên do Nhà nước nắm giữ, quản lý, còn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chỉ làm những gì mà khu vực tư nhân không muốn làm, hoặc không thể làm khi Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi. DNNN nắm giữ những lĩnh vực quan trọng nhất của quốc gia như khai thác dầu khí, truyền tải điện, công nghiệp quốc phòng... "Vậy không cần đề cập đến việc kinh tế nhà nước là chủ đạo vẫn đảm bảo nền kinh tế của chúng ta theo định hướng XHCN” - ông Tân lập luận.


Đồng quan điểm, ĐB Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương) khẳng định: "Tôi đề nghị chọn phương án 3 như nội dung Dự thảo, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Tôi xin nhấn mạnh cụm từ "bình đẳng”, đây cũng là nguyện vọng của đại bộ phận cộng đồng DN trong cả nước, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài đã, đang và sẽ tiếp tục mong muốn hợp tác với Việt Nam...”.


Hội đồng Hiến pháp phải có thực quyền


ĐB Trần Văn Tư (đoàn Đồng Nai) lại băn khoăn về vấn đề kiểm soát quyền lực của các thiết chế Nhà nước. "Tôi đồng tình với Dự thảo kỳ này là để bảo đảm cho quyền lực Nhà nước, tránh độc đoán, chuyên quyền thì cần có cơ chế kiểm tra, kiểm soát, chế ước lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong Hiến pháp kỳ này cần hiến định rõ ràng những cơ chế ấy. Các cơ quan hành pháp và tư pháp đã tương đối rõ cơ chế kiểm soát, vậy ai sẽ kiểm tra, giám sát Quốc hội, điều đó cũng cần có cơ chế và phải được hiến định. Khi Quốc hội quyết định những vấn đề trái với hiến định, cơ quan nào sẽ "xử” đây?...” - ĐB Tư băn khoăn.


Cũng theo ĐB Tư, trong Dự thảo Hiến pháp kỳ này có quy định thành lập Hội đồng Hiến pháp (HĐHP). Nhưng ông Tư cho rằng, HĐHP như Dự thảo thì cũng chỉ dừng lại ở việc rà soát và kiến nghị, chứ không có thực quyền để "trảm” với các hành vi vi hiến. "Nếu HĐHP được quy định như Điều 120, tôi cho rằng không đáp ứng được đầy đủ các nguyên tắc. Đây không phải là nội dung quy định một thiết chế độc lập. Thẩm quyền của HĐHP chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, tham mưu, kiến nghị và yêu cầu thì có khác gì với nhiệm vụ mà UB TVQH, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội hiện nay đang thực hiện?” - ĐB Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương) nhấn mạnh.


Vẫn theo ông Nhân, nếu theo phương án 1 là không có HĐHP và cũng không điều chỉnh thêm bớt bất cứ nội dung nào trong Dự thảo, nói cách khác là duy trì cơ chế bảo hiến hiện nay thì đợt sửa đổi Hiến pháp lần này xem như chúng ta chưa hoàn thành nhiệm vụ mà đồng bào, cử tri giao phó. "Chúng ta sẽ phát hiện các hành vi vi hiến, trái pháp luật bằng cơ chế kiểm soát như thế nào, và xử lý ra sao nếu không có HĐHP hay Tòa án Hiến pháp?...”, ông Nhân đặt vấn đề.




Đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tại hội trường, ngày 3-6

Ảnh:Hoàng Long


Đề nghị giữ nguyên HĐND các cấp


Phát biểu góp ý về chính quyền địa phương được quy định trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, ĐB Lê Văn Tân (đoàn Hà Nam) nhất trí phương án 1 chỉ quy định về đơn vị hành chính và quy định về tổ chức chính quyền vì mô hình chính quyền địa phương như hiện nay còn nhiều bất cập. Chính quyền cơ sở ở xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ gần như cấp huyện, cấp tỉnh theo Luật Tổ chức HĐND và UBND. Bao nhiêu nhiệm vụ của Nhà nước thì Trung ương, tỉnh, huyện đều dồn về chính quyền cơ sở như là hình phễu. Trong khi tổ chức bộ máy của một xã rất nhỏ, công chức xã chưa phải là công chức nhà nước, số lượng rất ít, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. "HĐND nhiều nơi hoạt động còn hình thức, đại biểu HĐND phần lớn là cán bộ công chức nhà nước kiêm nhiệm số ít còn lại chưa đủ điều kiện để làm tròn nhiệm vụ...” - ông Tân nói.


Tuy nhiên, quan điểm của ông Tân lập tức bị ĐB Phạm Đức Châu (đoàn Quảng Trị) phản bác. Theo ĐB Châu, khi chúng ta chưa biết việc thí điểm không tổ chức HĐND ở quận, huyện, phường, có thành công hay không thì không nên đưa ra phương án này. Còn ĐB Nguyễn Văn Tuyết (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) kiến nghị: "Về chính quyền địa phương, tôi nhất trí với phương án 2, giữ nguyên quy định đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương như Hiến pháp hiện hành. Trong thời gian qua có thí điểm nhưng chưa tổng kết. Trong quá trình thực hiện cần có những nghiên cứu rất cụ thể. Hiến pháp hiện hành thực hiện nội dung này là hợp lý hơn. Xin đề nghị vẫn giữ như Hiến pháp hiện hành”.

Lê Anh Đức

Có thể là do các dịch vụ Thanh làm đều liên quan đến "trăng", như kinh doanh Nhà hàng Full Moon (Phố Trăng Hội An), hay sản phẩm phiên chợ quê Hội An mang cái tên thơ mộng "Bến sông trăng". Và cũng có thể do suy nghĩ của Thanh về nghề, về công việc kinh doanh cũng có chất lãng mạn, phiêu linh, đến "trăng" cũng thành sản phẩm độc đáo.

Khơi lại giá trị bản địa

Ý tưởng "bán trăng" xuất hiện khi Phan Xuân Thanh nhận được đơn đặt hàng một buổi tiệc đêm dành cho số khách du lịch MICE đến từ khắp thế giới.

Anh có thể đáp ứng tối đa yêu cầu của khách với cơ sở Nhà hàng Full Moon rộng hàng ngàn mét vuông, nhưng khi biết được những yêu cầu khắt khe của đối tác, Thanh chợt nghĩ đây chính là hợp đồng lý tưởng để thực hiện một sản phẩm độc đáo nhất từ trước đến nay trong văn hóa ẩm thực.

Những ngày sau đó, kịch bản của phiên chợ quê mang cái tên "Bến sông trăng" được gửi đến khách hàng, và họ đã kinh ngạc lẫn thích thú khi thấy bữa tiệc tối của tập đoàn đã được biến thành chuyến đi tham dự một phiên chợ quê thế kỷ XIX, tận hưởng tất cả những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa của thương cảng Hội An trên bến dưới thuyền trong một đêm trăng rực rỡ.

Nguồn: daidoanket.vn

Link: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=65307&menu=1366&style=1

No comments:

Post a Comment