Monday, June 10, 2013

Thật như Y tế và tốt như Tư pháp

 (Trái hay phải) – Bộ trưởng Y tế là người thật thà, dám nhìn thẳng vào sự thật – một điều thật hiếm có hiện nay, còn Bộ trưởng Tư pháp thì nhân từ, thương 30% cán bộ nhàn rỗi nên để cho làm quy định ra là sai, sai thì sửa, sửa chưa đúng lại sửa tiếp. 

  

 Bộ trưởng Y tế ngay thật nhất 

Tiếp nối chiếc “ghế nóng” của ngành y tế, sau nhiều đời Bộ trưởng trước thất hứa, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đang từng bước vượt qua thử thách, gánh nặng của ngành y tế. Trên cương vị công tác của mình, Bộ trưởng Tiến từng bước lấy được cảm tình của bệnh nhân và người nhà cũng toàn xã hội nhờ sự thẳng thắn, dám nhìn thẳng vào những cái không mới của ngành y. Quả thực, trong thời buổi người khôn của khó, đực tính thật thà, dám nhìn thẳng đó của Bộ trưởng là cái thật sự hiếm gặp và đáng quý biết nhường nào.

Dẫn chứng ư, chắc quý vị còn nhớ về những đề cập của Bộ trưởng Tiến về vấn đề quá tải bệnh viện tới mức “như trại tị nạn”, bảo hiểm y tế (BHYT), nạn phong bì…

Nói tới quá tải bệnh viện, Bộ trưởng Tiến thẳng thắn thừa nhận: “Vào bệnh viện Ung bướu TP. HCM mà thấy không khác gì trại tị nạn, đến đêm vẫn không còn một chỗ trống, người nhà bệnh nhân không còn nơi để ngủ”. (Phiên giải trình của Bộ trưởng Tiến tại Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội chiều 17/4).

Rồi bà nói thêm, nhiều bệnh nhân đi tập thể dục buổi sáng xong đi khám bệnh mà 3h chiều mới lấy được thuốc. Bộ trưởng Tiến cũng không ngần ngại thừa nhận, “viện phí tuyến trên không cao hơn tuyến dưới là bao, nhưng quan trọng là không có niềm tin với y tế tuyến dưới”.

Đâu chỉ có mỗi cái bệnh viện quả tải, Bộ trưởng Tiến cũng khá thật thà trong vấn đề người dân khổ vì đi khám bằng thẻ BHYT, “tôi rất chia sẻ với những người dân đi khám bệnh bằng thẻ BHYT trong thời qua, bởi thứ nhất do quá tải nên thời gian chờ đợi rất lâu; thứ 2 là thủ tục phiên hà vì người tham gia BHYT không phải đóng thêm một số khoản cho nên những thủ tục để giảm những khoản này nhiều thủ tục; thứ 3 là thái độ của một số cán bộ y tế không thực sự tận tình để hướng dẫn người dân; thứ 4 là do giá dịch vụ y tế trước đây, do chi trả theo BHYT quá thấp nên người dân phải mua thêm nhiều thuốc, nhiều dụng cụ… tức là họ vừa phải bỏ tiền túi lại vừa bị phiền hà”.

Rồi trong chuyện bác sỹ, y tá nhận phong bì, Bộ trưởng Tiến cũng không hề có ý định phủ nhận. Bà thừa nhận có, nhưng chỉ sai khi nhận phong bì trước, trong khi chữa bệnh, còn sau khi chữa khỏi thì bác sĩ nhận thoải mái, vì đó là tình cảm của bệnh nhân cảm ơn chẳng nhẽ bác sĩ lại không nhận, không nhận lại phụ lòng bệnh nhân, nên phải nhận.

Đấy chỉ là một vài dẫn chứng để quý vị thấy được sự thẳng thắn dám nhìn thẳng vào sự thật của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, ở đây chúng tôi xin phép chưa đề cập tới những thành quả trong công việc, chỉ riêng việc dám nhìn thẳng sự thật, dám thừa nhận đã là điều thật sự hiếm và đáng quý biết bao, không phải ai cũng đủ sự can đảm để làm được điều ấy. Khi đã dám nhìn thẳng vao điều chưa tốt, thì việc khắc phục nó chỉ là vấn đề thời gian.

Người tốt như Bộ trưởng Tiến kể cũng không nhiều, trong đó phải kể ra đầu tiên phải là Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, người giúp cán bộ công chức có việc làm.

 Bộ trưởng Tư pháp tạo việc làm 

Trong khi Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, rồi tới đại biểu Quốc hội cũng phải bức xúc về 30% công chức có cũng được, không có cũng được, sáng cắp ô đi tối cắp về, và rồi làm cả xã hội bức xúc. Để thay đổi hình ảnh không đẹp đó, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã góp một phần công sức để tạo việc làm cho số lượng công chức này.

Quý vị đừng nghĩ rằng tôi hồ đồ, này nhé, cả năm qua các bộ ngành của chúng ta đưa ra hàng chục, thậm chí hàng trăm loại văn bản khác nhau mà không thể thực hiện được trong cuộc sống, như quy định xử phạt xe không chính chủ, xử phạt người dân đội mũ bảo hiểm giả (không đạt chất lượng), quy định đi dự viếng đám tang không được mang vòng hoa, áo quan không được để ô kính, bán thịt không được quá 8 tiếng…

Dù theo các chuyên gia chính sách, những quy định đó được đưa ra do cơ quan soạn thảo thiếu năng lực, trình độ và cơ bản là thiếu thực tế nên không khả thi. Tuy nhiên, Tư pháp không nghĩ vậy, chỉ đơn giản là sai thì sửa, sửa nếu vẫn sai thì lại sửa tiếp, tới khi nào đúng thì thôi.

Thế nên mới có chuyện, những quy định được đưa ra, không khả thi Bộ Tư pháp trả lại để cơ quan soạn thảo chỉnh sửa, khi nào đúng thì thông qua cho ký ban hành.

Nhưng tất nhiên việc đó vẫn phải để cho diễn ra, nên các văn bản mới vẫn ra, quy định mới vẫn xuất hiện, và tất nhiên là những cái sai, cái thiếu thực tế vẫn tiếp tục làm dư luận “sôi máu”. Như mới nhất là các quy định xử phạt người không mặc quần áo, hoặc mặc quần áo lót nơi công cộng, phạt người văng tục, chửi bậy nơi công cộng, phạt bán dâm đồi trụy… sau khi dư luận lên tiếng, nó đã được cơ quan soạn thảo cho sửa lại.

Nhưng với lòng vị tha sâu sắc Bộ trưởng Cường, việc như trên vẫn cần phải để cho tiếp tục, vì khó xử lắm, 30% cán bộ công chức không có việc làm, thì phải để cho họ làm việc chứ, còn nếu có sai thì ta lại sửa, có không đúng thì ta bỏ đi làm cái khác, nếu không làm thế thì số lượng công chức nhàn rỗi kia sẽ lấy gì để bận rộn, cũng phải làm gì đó để cuối tháng cầm đồng lương từ tiền thuế của người dân còn đỡ thấy áy náy chứ. Ra văn bản là “liều thuốc tinh thần” của công chức, vì thế Bộ trưởng Cường cũng đâu nỡ cấm đoán họ. Thôi thì, cứ cho xây dựng văn bản, quy định, sai thì sửa, sửa vẫn sai thì lại sửa tiếp.

Thiết nghĩ, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền cũng nên gặp Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cảm ơn, vì đã giúp giảm bớt một lượng lớn người thiếu việc làm, “sáng cắp ô đi, tối cắp về”.


Để chuẩn bị cho hành trình, đầu tiên, chàng Việt kiều tháo vát đầu tư khá kỹ vào chiếc xích lô. Không tìm được thợ ưng ý, anh phải tự làm khá nhiều việc: Thay bánh xe sau bằng bánh xe đạp có 7 số đùm với bộ thắng chắc chắn hơn, rồi nhờ thợ tiện lại hai bộ đùm trước của xe xích lô để rút căm với hai cái niềng của xe đạp. Nhờ sự thay đổi đó mà chiếc xích lô cải tiến nhẹ bớt được khoảng 20kg.

Anh chế thêm một cái mái che nắng, một thùng đựng nước uống ướp lạnh phía sau và gắn thêm bộ máy đo kilômét. Muốn có bạn đồng hành cho chuyến đi thêm vui, anh mang thêm một chú cún nhỏ xinh xắn tên Mau trong chiếc giỏ mây đặt ở phía trước.

Sáng 8/12/2011, vị du khách trên chiếc xích lô độc đáo xuất phát từ Nha Trang với hành trang gọn nhẹ. Ngày đầu tiên của cuộc hành trình, anh đi được 46km. Đến ngày thứ ba, anh đã vươn đến con số 92,5km.

Hôm đó, đoạn đường chạy ngang qua Phan Rang gió thổi rất mạnh. Thanh Tùng không cần đạp mà xe vẫn lao tới với tốc độ lên tới 35km/giờ. Do phải ghì thắng để giảm tốc độ lại cho an toàn nên anh chỉ có thể lái xe một tay. Đây quả thật là một thử thách!

Nguồn: phunutoday.vn

Link: http://phunutoday.vn/xi-nhan/trai-hay-phai/201306/that-nhu-y-te-va-tot-nhu-tu-phap-2215822/

No comments:

Post a Comment